Thị trường hẹp, vốn nhỏ, chưa chú trọng đến xây dựng, quảng bá thương hiệu...Đó là những khó khăn của doanh nghiệp Phú Yên khi bước vào hội nhập kinh tế thế giới.
Việt
Các doanh nhgiệp chế biến thủy sản ở Phú Yên cho rằng cần phải liên kết lại để xây dựng thương hiệu, quy hoạch nguyên liệu ổn định, đảm bảo giá thành sản phẩm mới có thể cạnh tranh - Ảnh: Kim Sa |
Ngoài ra, đa số các DN ở Phú Yên có qui mô vừa và nhỏ, vốn sở hữu thấp. Điều tra mới nhất trên 100 DN mẫu hoạt động sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực ở Phú Yên do Cục Công nghệ (Bộ Khoa học – Công nghệ) tiến hành cho thấy nhiều DN thừa nhận việc ứng dụng công nghệ và thiết bị mới vào sản xuất chưa phổ biến. Chẳng hạn như ngành chế biến nông sản, thực phẩm có đến 50% số DN cho biết việc ứng dụng công nghệ hiện đại đang gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu vốn và nguồn nhân lực, các ngành như vật liệu xây dựng, dệt may, thủ công mỹ nghệ mức độ áp dụng chỉ vừa phải. Ông Lê Thanh Liêm, Giám đốc DN tư nhân Thuận Thiên (Khu công nghiệp An Phú) cho rằng: “Trình độ ngoại ngữ của lãnh đạo DN chưa được nâng cao là lực cản lớn trong xúc tiến thương mại với đối tác nước ngoài. Chúng tôi cần sự liên kết giữa các DN cùng ngành để xây dựng thương hiệu, thiết lập kênh phân phối trên thị trường. Chúng tôi chỉ mới đi trên sông chứ chưa đủ sức ra biển lớn được…”
Các sản phẩm TTCN của các DN Phú Yên vẫn chưa đạt giá trị xuất khẩu cao. Trong ảnh: Chế biến gỗ xuất khẩu ở DN Hưng Mỹ (KCN Đông Bắc Sông Cầu) - Ảnh: N.QUANG
Theo ý kiến của nhiều DN vừa và nhỏ ở Phú Yên thì trở ngại lớn nhất là thiếu vốn đầu tư do tiếp cận nguồn vốn thông qua hệ thống ngân hàng. Điều kiện vay vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ràng buộc, doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện thế chấp nên chỉ vay vốn ngắn hạn và trong khi doanh nghiệp cần nguồn vốn đầu tư lớn và mang tính dài hạn để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh trên thị trường. Một khó khăn khác là các DN Phú Yên chưa chú trọng việc xây dựng thương hiệu sản phẩm; việc quảng bá sản phẩm cũng không thường xuyên. Thêm nữa, nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất của các DN thiếu tính ổn định, dẫn đến rủi ro cao khi có biến động về giá thu mua, chất lượng, chủng loại... Giám đốc Công ty cổ phần Thuỷ sản Phú Yên Võ Tân cho biết: “Muốn ra “biển lớn”, một doanh nghiệp như chúng tôi không thể nào vượt nổi “con sóng” lớn. Giải pháp hiện nay là phải liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành, cùng xây dựng thương hiệu, qui hoạch vùng nguyên liệu ổn định đầu vào để đảm bảo giá thành sản xuất mới mong cạnh tranh được khi hội nhập. Chúng tôi cần sự hỗ trợ thiết thực của Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh để có điều kiện mở rộng quan hệ với đối tác nước ngoài”. Còn Giám đốc Công ty Minh Hoà Nguyễn Văn Hoà thì cho rằng: “Chúng tôi muốn sự cạnh tranh công bằng, nhưng khả năng tiếp cận nguồn vốn rất khó khăn. Ngân hàng chỉ cho vay thế chấp, chỉ có doanh nghiệp có uy tín được vay 70% tổng giá trị hiện có, còn những doanh nghiệp khác chỉ được 50%, DN mới hoạt động thì càng khó hơn”.
Một số xu hướng phát triển mới của DN Phó Chủ tịch Hội DN trẻ Việt Nam Trần Bá Dương nói: Trước sức ép cạnh tranh có thể chỉ ra 5 xu hướng nổi bật trong sự phát triển DN thời kỳ “hậu WTO”. Thứ nhất, ngày càng gia tăng tính chất “quốc tế hóa”. Tính chất “quốc tế hóa” này bao phủ từ việc tiếp cận các yếu tố “đầu vào” như nguyên liệu, công nghệ, nguồn vốn, thiết bị máy móc…đến quá trình tổ chức quản lý bên trong doanh nghiệp cũng như việc thực hiện “đầu ra” cho các hàng hóa, dịch vụ. Thứ hai, quá trình tái cấu trúc DN được đẩy nhanh và diễn ra với quy mô ngày càng sâu, rộng. Sẽ ngày càng giảm dần sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và tính chất trong nước - nước ngoài của các doanh nghiệp, cũng như các thị trường. Các công ty cổ phần, đa sở hữu sẽ ngày càng trở thành hình thức chủ yếu trong tổ chức của DN. Các công ty tư nhân và công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn và có đóng góp ngày càng quan trọng hơn cho sự phát triển kinh tế tương lai của mỗi địa phương. Thứ ba, sự hợp tác, gắn kết kinh tế giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng đậm nét và hiệu quả hơn. Thứ tư, thông tin, khoa học - công nghệ và nhân tài trở thành động lực chính cho sự phát triển doanh nghiệp. Giám đốc doanh nghiệp trở thành một nghề chuyên nghiệp.
NGUYỄN QUANG