Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện bệnh khô vằn xuất hiện gây hại 26,4ha lúa, với tỉ lệ từ 10 đến 20%, tập trung ở các huyện Tây Hòa, Đồng Xuân và Đông Hòa.
Ảnh minh họa: Internet |
Bệnh thối thân gây hại 1,5ha lúa, với tỉ lệ từ 5 đến 8% dảnh (nhánh lúa) ở huyện Tây Hòa. Rầy nâu phát sinh gây hại cục bộ 0,3ha lúa, mật độ từ 800 đến 1.500 con/m2, đa số rầy trưởng thành, trên giống ML48, OM2695-2 tập trung ở các xã Hòa Mỹ Tây, Hòa Mỹ Đông (Tây Hòa). Rầy lưng trắng gây hại 7ha, mật độ từ 1.000 đến 1.200con/m2 trên giống BĐ258, ĐV108... ở huyện Phú Hòa; bệnh đen thối hạt gây hại 6ha, tỉ lệ 6% tập trung ở huyện Đồng Xuân.
Thời gian đến, rầy nâu có khả năng phát triển mạnh trên các ruộng sạ giống TBR1, ĐV108, OM2695-2, Q5, ML48, HT1…; bệnh khô vằn, thối thân, đen hạt cũng tiếp tục gây hại trên lúa trỗ đòng. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đề nghị các địa phương và nông dân thường xuyên theo dõi rầy nâu, dùng bẫy đèn ngoài đồng để phòng trừ. Khuyến cáo nông dân không phun thuốc trừ rầy khi mật độ còn thấp vì dễ gây bộc phát rầy về sau.
HOÀI NAM