Thứ Năm, 28/11/2024 02:46 SA
Sản xuất đồ gốm mỹ nghệ đất nung:
Hướng mở cho các làng gốm truyền thống Phú Yên
Thứ Ba, 28/11/2006 07:14 SA

Những nghệ nhân vốn chỉ sản xuất đồ gốm gia dụng ở Phú Yên hiện đang được đào tạo nghề sản xuất gốm mỹ nghệ đất nung, vốn đang được thị trường ưa chuộng, đem lại thu nhập khá cho người làm nghề này. Một tương lai mới đang mở ra cho những làng gốm truyền thống đang dần bị mai một ở Phú Yên.

 

DỰ ÁN “CỨU” NGHỀ GỐM PHÚ YÊN

 

Nghề sản xuất đồ gốm xuất hiện và tồn tại ở Phú Yên  từ rất lâu đời, bắt đầu từ những cụm hộ gia đình chuyên nghề sản xuất gốm đất nung như ở thôn 5 (Hoà Vinh, Đông Hòa), cầu Lò Gốm (An Thạch, Tuy An), xã Hoà Quang Bắc (Phú Hòa)…

 

061129-gom4.jpg

Các học viên Phú Yên đang được hướng dẫn sản xuất gốm mỹ nghệ đất nung. Ảnh: T.HỘI

 

Trong số các làng nghề đồ gốm trong tỉnh, làng nghề gốm  truyền thống thôn 5 Hoà Vinh, huyện Đông Hoà hiện còn tồn tại với khoảng 100 lao động tham gia sản xuất. Sản phẩm chủ yếu của nghề là bọng giếng, bếp than, chậu trồng cây cảnh, chát đựng nước… Tuy nhiên, với cách sản xuất hiện nay, những sản phẩm của làng nghề này tốn nhiều nguyên, nhiên liệu; quá trình sản xuất nặng nhọc, sản phẩm chỉ thuần tuý là vật dụng, giá trị không cao dẫn đến thu nhập của người làm nghề thấp. Bên cạnh đó, việc xuất hiện ngày càng nhiều hàng gia dụng bằng vật liệu mới, giá rẻ, chất lượng và mẫu mã hấp dẫn… đã khiến người tiêu dùng quay mặt với những sản phẩm gia dụng bằng gốm truyền thống, khiến nghề này ngày càng mai một.

 

Để gìn giữ làng nghề, tăng thu nhập của người làm nghề gốm Phú Yên, Sở Công nghiệp đã xây dựng dự  án phát triển nghề sản xuất đồ gốm đất nung theo hướng mỹ nghệ dựa trên cơ sở các địa phương đang làm nghề. Dự án chú trọng đầu tư cải tiến về mẫu mã, công nghệ sản xuất, nâng cao tay nghề nghệ nhân. Tháng 6 năm nay, Trung tâm Khuyến công tỉnh Phú Yên đã ký hợp đồng với cơ sở Gốm đất nung Lê Đức Hạ (Quảng Nam) để đào tạo nghề giai đoạn 1 cho 10 lao động làm nghề gốm Phú Yên. Thợ giỏi của cơ sở Lê Đức Hạ đã trực tiếp cầm tay chỉ việc, giúp các học viên Phú Yên nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật và công nghệ sản xuất đồ gốm mỹ nghệ. Tháng 10 vừa qua, Sở Công nghiệp tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án. 6 thợ giỏi của cơ sở Lê Đức Hạ đã vào một cơ sở làm gốm ở thôn 5, xã Hòa Vinh phối hợp với 10 lao động Phú Yên đã được đào tạo tại Quảng Nam, tiến hành “truyền nghề” cho khoảng 50 học viên là những lao động, thợ trong nghề gốm truyền thống của xã Hoà Vinh và  một số học viên  ở xã An Định, huyện Tuy An.

 

RẤT CÓ TRIỂN VỌNG

 

Anh Nguyễn Tấn Bằng là một thợ giỏi đã có hơn 20 năm trong nghề, chuyên thiết kế mẫu khuôn của Cơ sở đất nung Lê Đức Hạ cho biết: “Tuy đây là lần đầu tiên tiếp cận với kỹ thuật sản xuất gốm mỹ nghệ, nhưng hầu hết học viên ở đây đều tiếp thu rất nhanh. Mẻ sản phẩm làm thử nghiệm đầu tiên rất đạt yêu cầu. Tôi nghĩ với điều kiện về nguồn nguyên liệu đất sét dồi dào và đặc trưng, cộng với những con người là hậu duệ bao đời làm nghề gốm ở đây, tôi tin chắc

Cơ sở gốm đất nung Lê Đức Hạ hứa sẽ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho làng nghề gốm Hòa Vinh nếu sản phẩm làm ra đạt yêu cầu. Tuy nhiên, đầu mối có quan hệ chặt chẽ và có tính bền vững với dự án là doanh nghiệp tư nhân Đại Hưng Phát ở phường 9, TP Tuy Hoà. Hiện doanh nghiệp này đang phát triển sản phẩm  thủ công mỹ nghệ gắn vỏ ốc trên nền các chất liệu là sản phẩm mỹ nghệ bằng gốm đất nung, cao lanh… nên trước mắt sẽ là đầu mối tiêu thụ sản phẩm gốm đất nung mỹ nghệ của các làng nghề để làm nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp.

Hoà Vinh sẽ trở thành làng nghề gốm mỹ nghệ làm ra sản phẩm được thị trường tiêu thụ trong một tương lai không xa”. Chị Trần Thị Chiên, 38 tuổi, cũng là nghệ nhân gốm ở thôn 5, xã Hoà Vinh đến nay đã có thể thực hiện được những mẫu sản phẩm gốm mỹ nghệ để thiết kế thành khuôn mà chị đã học được tại cơ sở gốm của Lê Đức Hạ hồi tháng 6 năm nay. Đây được xem là công đoạn phức tạp và quan trọng nhất trong dây chuyền sản xuất ra các sản phẩm gốm mỹ nghệ. Còn ông Nguyễn Long, 57 tuổi, học viên của dự án, một chủ cơ sở sản xuất gốm truyền thống tại thôn 5, Hoà Vinh cho  biết: “Cách đây hai thập niên, tại thôn 5 Hòa Vinh có khoảng 50 hộ sản xuất sành gốm truyền thống, nhưng hiên nay chỉ còn trên dưới 30 hộ và quy mô sản xuất chỉ bằng 10 hộ trước đây. Dự án này là con đường sống cho làng nghề gốm truyền thống của Hoà Vinh. Tôi, con tôi và những lao động tại cơ sở sản xuất của tôi đều tham gia dự án với hy vọng sẽ là những con người tiếp nối và phát triển nghề gốm  truyền thống của cha ông để lại”.

Ông Nguyễn Tử, cán bộ Phòng Kinh tế huyện Đông Hòa cho biết: “Về lâu dài, Hoà Vinh  sẽ từng bước mở rộng quy mô sản xuất lên tầm cỡ làng nghề.  Đầu ra sản phẩm chủ yếu  là do các cơ sở  sản xuất  tự tìm thị trường, Chính quyền  chỉ hỗ trợ  bằng các hình thức khuyến công, giới thiệu, quảng bá sản phẩm ra thị trường. Dự kiến sang năm 2007, chúng tôi sẽ tổ chức cho số thợ đã được đào tạo  thực hiện sản xuất sản phẩm với quy mô lớn và  trên cơ sở đó tiến tới thành lập làng nghề. Đến  giai đoạn  sản phẩm sản xuất ra đã là sản phẩm chủ lực của  làng nghề  thì  lộ trình  tiếp theo là sẽ xúc tiến  xây dựng thương hiệu”

 

LÊ THANH HỘI

 

 

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek