Trong hai ngày 15 và 16/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hội nghị Liên Bộ trưởng Ngoại giao- Kinh tế APEC lần thứ 18 (AMM 18) đã được tổ chức thành công gồm một phiên họp kín và một phiên toàn thể. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã chủ trì hai phiên họp trên và nhấn mạnh: Đây là một trong những sự kiện quan trọng hàng đầu trong năm APEC 2006. Một ngày trước đó, Diễn đàn đầu tư APEC cũng đã được khai mạc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chào mừng các nhà đầu tư nước ngoài dự Diễn đàn xúc tiến thương mại và đầu tư với Việt |
HAI MỤC TIÊU CỦA AMM18
Trong buổi họp báo ngay sau khi hội nghị được tổ chức thành công tốt đẹp, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cho biết: Hội nghị đã dành nhiều thời gian về việc tái khởi động vòng đàm phán
Hội nghị đã thông qua với nhất trí cao Dự thảo Tuyên bố của các Bộ trưởng dày 26 trang trình lên Hội nghị cấp cao vào 2 ngày tới.
Cùng chủ trì họp báo, Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cho biết: Hiện nay, APEC đặt ra các thứ tự ưu tiên như sau: Thúc đẩy vòng đàm phán Doha có kết quả và Hoàn thành mục tiêu Bogor về tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại đầu tư. Về vòng đàm phán Doha, Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cho biết, vòng đàm phán này đã trải qua 4 năm và mặc dầu có những chuyển động nhưng càng gần đến mục tiêu thì khó khăn càng nhiều. APEC là khu vực chiếm 50% thương mại toàn cầu, có vai trò lớn trong thúc đẩy vòng đàm phán hiệu quả. Do vậy, đây là phần các bộ trưởng dành nhiều thời gian thảo luận nhất. Những dấu hiệu chứng tỏ quyết tâm của các bộ trưởng muốn thúc đẩy vòng đàm phán này, đó là: có các sáng kiến mới và đưa ra các cam kết mới cao hơn để thể hiện quyết tâm thống nhất trình lên các nhà lãnh đạo một tuyên bố riêng về khởi động lại vòng đàm phán, trong đó chú ý đến quyền lợi của các nước đang phát triển. Nguyên nhân vòng đàm phán này chậm lại vì tham vọng của các đoàn đàm phán đặt ra rất lớn, nhưng quyết tâm đạt được thì chưa đủ.
AIF: CƠ HỘI ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ GIỮA CÁC NỀN KINH TẾ
Trước đó, ngày 15/11, Diễn đàn Đầu tư APEC (AIF) đã khai mạc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và phát biểu khai mạc diễn đàn. Gần 600 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế APEC tham dự.
Diễn đàn đầu tư APEC 2006 là một sự kiện lớn trong Tuần lễ cấp cao APEC góp phần quảng bá môi trường, chính sách và tiềm năng đầu tư tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, cơ hội đầu tư vào các nền kinh tế thành viên.
Toàn cảnh Hội nghị AMM18 - Ảnh: VOV
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 diễn ra trước tình hình kinh tế thế giới có cả những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen nhau, đặt ra cho chúng ta rất nhiều nội dung cần phải thảo luận và hợp tác giải quyết để APEC có thể duy trì được sự năng động và phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tiếp tục vai trò to lớn trong sự phát triển và ổn định của kinh tế toàn cầu, vì sự phồn vinh”. Thủ tướng khẳng định, Diễn đàn đầu tư APEC 2006 có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội tốt để mỗi thành viên cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm các biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư đối với mỗi nền kinh tế thành viên, đồng thời khuyến nghị và tham gia ý kiến vào chủ đề của APEC 14 là “Hướng tới một cộng đồng vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng”, đưa ra Kế hoạch hành động Hà Nội, thực hiện Lộ trình Busan, hướng tới Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và thuận lợi đầu tư.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định vai trò quan trọng của APEC đối với sự phát triển kinh tế của Việt
Trong khuôn khổ Diễn đàn đã diễn ra Triển lãm Đầu tư APEC, giới thiệu về các thành tựu đầu tư của 21 nền kinh tế thành viên.
Tổng Giám đốc WTO: Việt Ngày 15/11, Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp và cảm ơn sự ủng hộ của ông trong quá trình Việt Nam đàm phán gia nhập WTO, Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy bày tỏ vui mừng trước nỗ lực của Việt Nam trong quá trình đàm phán để trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Ông Pascal Lamy đánh giá Việt Nam là “ngôi sao đang lên” trong khu vực và sẵn sàng ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam có bước đi vững chắc trong từng giai đoạn hậu gia nhập WTO. Đến Việt
KHƯƠNG NGUYÊN (tổng hợp)