Người nuôi tôm ở vùng hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa) vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn khi dịch bệnh trên tôm bùng phát trên diện rộng, chi phí sản xuất tăng cao.
Tôm nuôi của ông Trương Thanh Trầm bị bệnh, phải thu hoạch sớm - Ảnh: A.NGỌC |
DỊCH BỆNH LẠI BÙNG PHÁT
Đến cuối tháng 2 này, huyện Đông Hòa đã thả nuôi khoảng 170ha tôm thẻ chân trắng, trong đó vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch 120ha. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh lại diễn ra phức tạp, tập trung ở những hồ nuôi trà đầu. Ông Trương Thanh Trầm nuôi tôm ở cánh đồng Gò Chày (xã Hòa Tâm), cho biết: “Tôi thả nuôi 200.000 con giống tôm thẻ chân trắng trên 3.000m2, tôm nuôi chỉ được 70 ngày thì phải xuất bán vì bị bệnh. Tôm chỉ đạt trọng lượng 250 con/kg, giá 47.000 đồng/kg, lỗ gần 30 triệu đồng”.
Nhiều người nuôi tôm ở hạ lưu sông Bàn Thạch thả nuôi trước Tết Nguyên đán nay đã xả hồ phơi đáy, mất vốn. Nguyên nhân là thời tiết lạnh, sức đề kháng của tôm yếu dẫn đến tôm bỏ ăn và dịch bệnh bùng phát. Ông Huỳnh Đại ở xã Hòa Tâm than thở: “Tôi và người bạn hùn vốn thả nuôi trên 2ha tôm. Nuôi được gần 40 ngày thì bệnh bùng phát, tôm chết. Số tôm còn lại vớt bán trên 10 triệu đồng, trong khi vốn đầu tư gần 120 triệu đồng. Khó khăn chồng chất khó khăn khi chúng tôi không vay được vốn để tái đầu tư vụ tiếp theo và còn nợ 50 triệu đồng tiền vay nóng với lãi suất 5%/tháng”.
Hiện số diện tích nuôi tôm mắc bệnh ở vùng hạ lưu sông Bàn Thạch vẫn đang tiếp tục tăng lên. Theo Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa, đến nay người nuôi tôm trên địa bàn huyện đã thả nuôi trên 390ha tôm thẻ chân trắng, trong đó vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch là 340ha.
Từ đầu vụ đến nay đã có 36,4ha tôm bị bệnh thân đỏ đốm trắng thuộc tại các xã: Hòa Hiệp
VẪN PHẢI “ĐÁNH BẠC” VỚI TRỜI
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, người nuôi tôm vùng hạ lưu sông Bàn Thạch phải đối mặt với chi phí đầu tư tăng 30-40% so với các vụ nuôi trước. Ông Nguyễn Hào, nuôi tôm ở cánh đồng Vũng Tàu, xã Hòa Hiệp
Hiện hầu hết diện tích tôm nuôi ở vùng hạ lưu sông Bàn Thạch là tôm thẻ chân trắng, trong khi chất lượng con giống lại không được kiểm soát chặt chẽ. Ông Phạm Ngọc Trúc ở xã Hòa Hiệp
Có một thực tế đang diễn ra hiện nay là khi người nuôi tôm có nhu cầu về con giống, chỉ cần điện thoại các trại sản xuất tôm giống chở con giống đến tận hồ, nên việc con giống có sạch bệnh hay không thì người nuôi không thể biết được. Nếu con giống sạch bệnh thì vụ nuôi đó thành công, còn con giống bị nhiễm bệnh thì khả năng thua lỗ rất cao. Vì vậy, người nuôi vẫn phải “đánh bạc” với con tôm.
ANH NGỌC