Những năm gần đây, hàng may mặc và giày dép do Việt
Đến đại lý của các công ty may mặc, dày dép trong nước nằm trên các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Duy Tân, Nguyễn Huệ (TP Tuy Hòa) người tiêu dùng luôn phải để ý nhãn mác. Nếu không sẽ mua phải hàng Tàu, hàng nhái mà không biết. Một cửa hàng trên đường Trần Hưng Đạo ngay từ khi khai trương đã treo tấm biển to tướng “hàng thanh lý” để đánh vào tâm lý ham của rẻ của một bộ phận người tiêu dùng. Đối diện với cửa hàng quần áo, bên kia đường là một “đại lý giày Bitas”, nhưng có bước chân vào mới biết hầu hết là giày dép Trung Quốc, có loại chất lượng rất thấp.
Anh Huy, một khách hàng mua quần áo cho biết: “Khi thấy chiếc áo định mua là hàng Tàu, tôi hỏi người bán hàng đây có phải là đại lý của công ty không thì được khẳng định rất rõ ràng là: “Phải!”. Vậy mà tôi thấy hàng nhái bán xen lẫn với hàng công ty nhiều quá. Những người đại diện công ty sẽ nghĩ gì nếu biết điều này?”
Các đại lý luôn được coi là bộ mặt của mỗi doanh nghiệp, vì ở đó doanh nghiệp không chỉ tìm cho sản phẩm của mình một thị trường mà từ những đại lý này người tiêu dùng sẽ thấy được sự khác biệt của sản phẩm này với các sản phẩm khác cùng loại. Làm đại lý người bán hàng có nhiều cái lợi: được doanh nghiệp cấp biển hiệu mua sản phẩm được trả theo kiểu gối đầu… Đại lý có mặt ở khắp nơi, nhưng không có sự quản lý chặt chẽ. Vì thế, nhiều đại lý cấp 2, 3 đã lợi dụng doanh nghiệp, kinh doanh theo kiểu biển treo một nơi, hàng một ngã. Khi đại lý chỉ mượn tên và bán sản phẩm khác kém chất lượng thì doanh nghiệp vẫn chưa có biện pháp nào khả dĩ hơn là tước quyền làm đại lý.
Chống lại kiểu núp bóng các doanh nghiệp tên tuổi, doanh nghiệp cần có bản hợp đồng rõ ràng, trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ mỗi bên. Lực lượng quản lý thị trường cần tăng cường kiểm tra những đại lý có dấu hiệu kinh doanh bát nháo. Có như vậy mới tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ thương hiệu đồng thời bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
NGUYỄN QUANG