Theo đó, Sở NN-PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống dịch gia súc, gia cầm các cấp. Khi có dịch bệnh xảy ra phải báo cáo kịp thời, nếu đủ điều kiện đề nghị UBND tỉnh công bố dịch theo quy định; thực hiện các biện pháp bao vây, khống chế dập tắt dịch bệnh; tăng cường kiểm tra việc vận chuyển, giết mổ, mua bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão. Thực hiện tổng vệ sinh tiêu độc môi trường chăn nuôi sau mưa lụt, tập trung chỉ đạo tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm, vắc xin lở mồm long móng, các loại vắc xin thông thường khác theo quy định. Tăng cường công tác giám sát dịch trên đàn gia súc, gia cầm nhằm phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời, tăng cường công tác kiểm tra quản lý giết mổ gia súc, gia cầm và kiểm dịch vận chuyển chặt chẽ. Bên cạnh đó, các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể để phòng chống đói, rét cho gia súc, gia cầm (nhất là trâu, bò) trong vụ đông xuân 2010-2011. Hướng dẫn người chăn nuôi che chắn, củng cố chuồng trại đảm bảo điều kiện vệ sinh và phòng chống rét cho vật nuôi. Hướng dẫn người chăn nuôi chuẩn bị thức ăn dự trữ cho trâu, bò; tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến để dự trữ làm thức ăn cho trâu, bò trong mùa khô và mùa mưa. Thông tin kịp thời cho người chăn nuôi biết về diễn biến thời tiết, phổ biến kinh nghiệm về phòng, chống đói, rét cho trâu, bò. Khi nhiệt độ ngoài trời dưới 120C cần hướng dẫn nông dân không sử dụng gia súc làm việc, cày kéo, không chăn thả trâu bò ngoài đồng; bổ sung thức ăn tinh và uống nước ấm; đưa trâu bò thả rông về nuôi nhốt để có thể kiểm soát được...
VIỆT THANH