Ngày
Hiện Công ty cổ phần Xây dựng 42 thuộc Tổng Công ty Xây dựng 4 đang thực hiện san ủi phần đập đất, đập tràn, bốc xúc tầng phủ, thi công đường công vụ và đường dây điện phục vụ cho công trường. Một đại diện của nhà thầu cho biết, ngay sau lễ khởi công, đơn vị này đã tập kết nhiều thiết bị xe máy và công nhân lên công trường. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, nhà thầu phải nằm chờ việc hoặc thi công cầm chừng rất lãng phí công suất máy móc. Hiện nay, tiến độ đã được đẩy nhanh hơn, nhưng chưa phải là khẩn trương lắm, trong khi đó mùa mưa ở Tây Nguyên đã gần kề.
Thủy điện Krông H’Năng mới thi công được 10% khối lượng dự án sau hơn 1 năm khởi công - Ảnh: HOÀI TRUNG
Về nguyên nhân của việc chậm tiến độ, đại diện chủ đầu tư cho biết là do gặp khó khăn về vốn và di dời dân ra khỏi vùng bị ngập nước. Theo thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán đã được phê duyệt, nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Krông H’Năng lên đến 1189 tỷ đồng (chưa tính thuế), trong đó, vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam gần 110 tỷ đồng, của các ngân hàng thương mại 553 tỷ đồng, nguồn từ Bộ Tài chính là 16 triệu USD và vốn tự có của Công ty Đầu tư phát triển điện sông Ba là 239 tỷ đồng.
Nhà máy thủy điện Krông H’Năng có công suất lắp máy 64MW, điện lượng trung bình hàng năm khoảng 255 triệu KWh điện, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2008. Nhà máy này có nhiệm vụ phát điện hòa vào lưới quốc gia; điều hòa nước cho vùng hạ lưu; tăng nguồn nước tưới cho vùng hồ và hạ du; phát triển giao thông, thủy sản và kinh tế địa phương.
Theo kế hoạch, trong tháng 8 năm nay, chủ đầu tư mới ký được hợp đồng vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt
Hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng, di dời các hộ dân ra khỏi khu vực bị ngập nước đang được tiến hành rất khẩn trương. Tuy nhiên, vấn đề nan giải nhất là dự án nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô với 519 ha rừng cấm quốc gia nên Công ty Đầu tư phát triển điện sông Ba phải trình phương án lên Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý rừng và UBND hai tỉnh Đắc Lắc và Phú Yên. Phương án di dân và tái định cư cho đồng bào cũng đã được xây dựng. Phần lớn các hộ dân phải di dời khỏi khu vực ngập nước là đồng bào dân tộc thiểu số Êđê. Thời gian qua có hiện tượng một số kẻ xấu kích động người dân không chịu di dời, cản trở việc thực hiện dự án, gây nhiều khó khăn cho chủ đầu tư. Tuy nhiên chính quyền địa phương hai tỉnh đã hỗ trợ rất tích cực nên những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, di dời các hộ dân đang được tháo gỡ dần.
HOÀI TRUNG – NGỌC THẠCH