Đường tồn kho tại các nhà máy đến
HOANG MANG
Thời gian qua, các nhà máy đối mặt với giá mía leo thang nhưng tiêu thụ quá chậm chạp. Giá mía từ đầu vụ là 300 ngàn đồng/tấn, đến cuối vụ là 600 ngàn đồng/tấn, có nhà máy phải mua đến 740 ngàn đồng/tấn, tăng 30-50% so với vụ 2004-2005. Đánh giá của Hiệp hội Mía đường là việc tiêu thụ đường có thuận lợi, do giá đường giữ ở mức gấp rưỡi so với cùng kỳ vụ 2004-2005; giá đường thế giới tăng, sản xuất đường trong nước đạt 147 triệu tấn khi nhu cầu là 150 triệu tấn.
Vẫn chưa có lời giải cho bài toán mía đường - Ảnh: P.V
Nhưng từ tháng 6-2006, tốc độ tiêu thụ đường chậm lại, một số nhà máy phải hạ giá bán từ 200-600 đồng/kg nhưng chẳng giải quyết được gì. Đường tồn kho tại các nhà máy đến
Vụ mía 2005-2006, công suất các nhà máy đường cả nước chỉ đạt 69%; tổng sản lượng đường đạt 900 ngàn tấn (vụ mía 2004-2005 là hơn 1 triệu tấn-PV). Nguyên nhân: Hạn hán ở miền Bắc và miền Trung. Miền Dự kiến vụ 2006-2007, lượng mía công nghiệp đạt 11,7 triệu tấn; sản lượng 1,1 triệu tấn; công suất hoạt động tối đa của các nhà máy là hơn 90%. (TPO)
Tại Châu Đốc, cả trên bộ lẫn trên biển, có ngày đến 1.500 tấn đường nhập lậu qua biên giới. Bên cạnh đó, xu hướng dùng đường hóa học và chất ngọt khác thay thế đang tăng lên tại các Cty chế biến thực phẩm.
LỐI THOÁT: CHỜ !
Hiệp hội Mía đường khuyến cáo: Hãy chờ! Các Cty, nhà máy đường không nên nôn nóng giải bài toán tồn kho bằng cách đua nhau bán giảm giá, bởi nhu cầu không tăng, giảm giá cũng không tiêu thụ được. Cái cần lúc này là hợp tác chặt chẽ trong tiêu thụ về số lượng lẫn giá cả. Đã đến lúc, Chính phủ cần xem xét lại các giấy phép nhập khẩu đường cho phù hợp với tình hình hiện nay: Không cấp giấy phép tiếp việc nhập khẩu đường; đơn vị nào đã có giấy phép mà chưa nhập thì dừng lại, không gia hạn. Một biện pháp chế tài khác là không giảm thuế nhập khẩu đường cho bất kỳ đơn vị nào. Có thể thấy, nguyên nhân chính làm cho việc tiêu thụ đường kém là đường nhập lậu quá lớn, nhưng xem ra việc chống buôn lậu chưa đạt hiệu quả. Các ban bệ, ngành từ trung ương đến địa phương có đủ nhưng không ngăn chặn được, vì sao? Rất nhiều năm rồi, không riêng gì đường, mà thuốc lá, lợn, gà, xe máy, ô tô... qua biên giới vẫn ùn ùn, làm rối tung thị trường trong nước. Không loại trừ một số nơi, cơ quan chống buôn lậu làm ngơ, tiếp tay cho buôn lậu.
Nói về việc này, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển từng cho rằng: Trách nhiệm là của HĐND địa phương! Một lần nữa, ngành mía đường đề nghị trung ương siết chặt việc chống buôn lậu qua biên giới. Việc này cũng đã nói đi nói lại nhiều lần, nhưng buôn lậu càng ngày càng tăng.
Giới phân tích thị trường cho rằng, đã đến lúc phải có phép tính khác về phương thức đầu tư ngành mía chứ không bu bám chờ thời lẫn kêu gọi ngăn chặn đường xâm nhập, bởi sắp tới ngành mía đường sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với đường thế giới khi Việt Nam chính thức vào WTO, lúc đó các nhà máy với kiểu hoạt động và kinh doanh như hiện nay chỉ còn cách ôm đường tồn kho mà khóc.
TRUNG VIỆT
Sản lượng đường ở Phú Yên năm nay chỉ bằng 81% so với vụ trước Đến cuối tháng 6, các nhà máy đường ở Phú Yên đã kết thúc niên vụ ép 2005-2006, với sản lượng hơn 28.400 tấn đường. Bên cạnh đó, các cơ sở chế biến thủ công cũng sản xuất được 15.900 tấn đường. Như vậy vụ ép này, toàn tỉnh sản xuất được 44.300 tấn đường các loại, bằng 81% so với niên vụ trước. Theo Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn Phú Yên, niên vụ 2005-2006, toàn tỉnh có hơn 17.500ha, đạt năng suất 46,9 tấn/ha, nhưng các nhà máy chỉ thu mua được 346.300 tấn mía nguyên liệu đạt 82,7% kế hoạch. Đây là vụ thứ ba liên tiếp, các nhà máy đường trong tỉnh thiếu nguyên liệu và sản lượng đường sản xuất sụt giảm liên tục. NGUYÊN TRƯỜNG