Thuốc chữa bệnh là hàng hóa tiêu dùng đặc biệt liên quan đến sức khỏe con người. Song không phải loại thuốc nào người tiêu dùng cũng được quyền trực tiếp lựa chọn mà phải nhờ đến bác sĩ.
Nếu bác sĩ thích thuốc ngoại thì người bệnh buộc lòng phải nghe theo. Không ít bác sĩ thường kê đơn thuốc ngoại vì giá thuốc ngoại quản lý thiếu chặt chẽ, có nơi nhập về giá thấp mà bán cho người bệnh với giá tăng gấp nhiều lần. Số liệu điều tra năm 2008 tại một số bệnh viện cho thấy việc sử dụng mặt hàng thuốc kháng sinh tiêm có cùng tên gốc Cefuroxime 750 mg (cùng hoạt chất, cùng hàm lượng, quy cách) với giá sản xuất tại Việt Nam 18.300 đồng/lọ và sản xuất tại Hàn Quốc giá 39.200 đồng/lọ, nghĩa là thuốc có chất lượng như nhau nhưng thuốc ngoại đắt gấp hơn 2 lần so với thuốc nội!
Hiện nay, công nghiệp dược Việt
Bộ Y tế đã ban hành quy chế sử dụng thuốc khám và điều trị trong các cơ sở y tế Nhà nước, nhất thiết phải qua đấu thầu, ưu tiên dược phẩm có nguyên liệu của các nước G7, châu Âu do nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP WHO trong nước sản xuất. Thế nhưng, mỗi địa phương, mỗi bệnh viện lại có cách “đấu thầu” khác nhau, rốt cuộc, thuốc ngoại vẫn chiếm phần nhiều. Ngay trong năm 2009, thanh tra tại một bệnh viện đa khoa tỉnh, cho thấy mặc dù sử dụng thuốc nội đã tăng lên 50% so với năm 2008, nhưng tỉ lệ sử dụng thuốc ngoại điều trị cho người bệnh vẫn cao gấp hai lần so với thuốc Việt Nam sản xuất.
Để cuộc vận động lớn “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đi vào cuộc sống, dân ta ưu tiên sử dụng dược phẩm sản xuất trong nước, ngành y tế cần có chương trình hành động cụ thể về mua sắm công theo đấu thầu và sử dụng thuốc trong nước sản xuất theo tên gốc với giá mua hợp lý, chất lượng cao. Có như vậy, mới từng bước giảm được lượng thuốc ngoại sử dụng trong điều trị người bệnh với giá cao. Sở Y tế và hội đồng thuốc các địa phương cần quản lý chặt chẽ việc đấu thầu công khai và ưu tiên mua vật tư y tế, sử dụng thuốc trong nước sản xuất; cần có quy chế thật cụ thể đối với bác sĩ khi kê đơn sử dụng thuốc bằng tên gốc để điều trị người bệnh mà không ghi tên biệt dược. Có như vậy mới chống được tiêu cực, độc quyền trong phân phối, sử dụng thuốc. Đồng thời, góp phần hạn chế tình trạng cơ sở y tế công làm thất thoát, lãng phí ngân sách Bảo hiểm Y tế và tốn tiền của người bệnh không cần thiết.
MAI ANH