Từ năm 2000, các ngành chức năng ở Phú Yên đã nỗ lực diệt bọ cánh cứng hại dừa bằng phương pháp sinh học là dùng ong ký sinh (OKS). Thế nhưng, đến nay tỉ lệ dừa trong tỉnh bị bọ cánh cứng gây hại vẫn cao, nhất là vào mùa nắng nóng. Ông Satoshi Nakamura ở Trung tâm Nghiên cứu quốc tế khoa học nông nghiệp Nhật Bản vừa có chuyến làm việc với ngành bảo vệ thực vật (BVTV) Phú Yên về phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa. Trả lời phỏng vấn Báo Phú Yên xung quanh vấn đề này, ông Satoshi Nakamura cho biết:
Ông Nakamura.
Chúng tôi đã liên kết với Chi cục BVTV Phú Yên tìm giải pháp diệt trừ bọ cánh cứng hại dừa. Vào tháng 3/2008, Trung tâm Nghiên cứu quốc tế nông nghiệp Nhật Bản cũng đã hỗ trợ Phú Yên lập 2 điểm thu thập thông tin về bọ cánh cứng tại xã An Thạch (huyện Tuy An) và thị trấn Sông Cầu (huyện Sông Cầu). Thiết bị được trung tâm hỗ trợ gồm dụng cụ nhân nuôi ong ký sinh Asecodes để diệt trừ bọ dừa, máy quan trắc nhiệt độ, ẩm độ (sử dụng ổ cứng đặc dụng được chuyển về Nhật Bản phân tích), kinh phí nhân nuôi OKS Asecodes… Tuy nhiên, kết quả tại Phú Yên vẫn chưa đạt được như nhiều địa phương khác. Tỉ lệ dừa bị gây hại do bọ cánh cứng tại Phú Yên có giảm vào một khoảng thời gian trong năm rồi tăng trở lại. Trong khi đó, OKS Asecodes thì ngược lại, hết tăng rồi lại giảm. Điều này làm cho quá trình gây hại của bọ cánh cứng lặp đi lặp lại.
* Theo ông, quá trình nghiên cứu đã đưa ra được kết luận gì đối với bọ cánh cứng hại dừa và OKS đang được sử dụng?
- Với thời gian từ tháng 3/2008 đến nay và chỉ với 2 điểm thu thập, ghi nhận của chúng tôi là bọ cánh cứng hại dừa bị ký sinh rất nhiều trong mùa mưa, từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, nên tỉ lệ dừa bị hại trong khoảng thời gian này giảm. Từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm, thời tiết nắng nóng, bọ cánh cứng không bị ký sinh, số lượng OKS kém phát triển trong thời gian này. Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng vẫn chưa đủ điều kiện để đưa ra bất cứ kết luận gì, bởi trong nghiên cứu khoa học thì vấn đề này vô cùng quan trọng. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục thu thập và xử lý các dữ liệu về bọ cánh cứng hại dừa và OKS Asecodes tại Phú Yên để sớm có thể đưa ra kết quả.
* Được biết, ngoài một số vùng tại Việt Nam, trong đó có Phú Yên, Trung tâm Nghiên cứu quốc tế khoa học nông nghiệp Nhật Bản cũng hỗ trợ phòng trừ bọ cánh cứng ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Ông đánh giá thế nào về hiệu quả thực hiện giữa Phú Yên với những vùng khác?
Treo mummies trên đọt dừa để phóng thích ong ký sinh diệt bọ cánh cứng hại dừa - Ảnh: LY KHA
- Điều tôi thấy lạ là Phú Yên là một trong những địa phương đã phóng thích OKS Asecodes với số lượng thuộc vào hàng nhiều nhất, thời gian phóng thích ong liên tục kéo dài nhất, nhưng vẫn không đạt hiệu quả cao như các địa phương khác. Qua việc phân tích các dữ liệu thu thập được, có thể có nguyên nhân chủ yếu là do biến thiên nhiệt độ trong năm của vùng miền Trung Việt
* Ông có thể cho biết hướng nghiên cứu để chọn ra giải pháp tối ưu diệt bọ cánh cứng hại dừa tại Phú Yên?
Hiện Phú Yên có 5.250 ha dừa. Bọ cánh cứng hại dừa bắt đầu xuất hiện ở Phú Yên vào năm 2000. Đến tháng 5/2002, bọ cánh cứng gây hại 2.500 ha dừa, tháng 5/2003 là 4.500 ha và tháng 5/2004 là 5.000 ha. Số lượng OKS nhân thả qua các năm (số lượng OKS từ 100-120 con/mummies) 2003: 1.100 mummies 2006: 11.985 mummies 2004: 16.305 mummies. 2007: 12.600 mummies 2005: 5.950 mummies. 2008 : 17.400 mummies
- Thực tế hiện nay có 2 loại OKS được sử dụng để diệt bọ cánh cứng hại dừa là Asecodes và Tetraschus. Riêng với OKS Tetraschus không có ở vùng Đông Nam Á, tại Việt Nam cũng chưa tìm thấy bất kỳ tài liệu nào nói về loại côn trùng này, mà chỉ tìm thấy tại đảo Hải Nam, Đài Loan (Trung Quốc). Có thể tôi sẽ đề nghị đưa cùng lúc cả 2 loại ong này để diệt bọ dừa tại Phú Yên. Qua đó, cần đánh giá hiệu quả từng loại để sử dụng bởi nếu phải đi tìm một giải pháp khác hoặc một loại côn trùng khác có thể ký sinh hoặc diệt bọ cánh cứng hại dừa thì cần phải thực hiện lại các bước nghiên cứu từ đầu, rất tốn kém và mất nhiều thời gian.
Sắp tới tôi cũng sẽ đến
Điều cần thiết trước mắt là từ nghiên cứu của các ngành chức năng cùng với dữ liệu thu thập được trong quá trình sử dụng OKS Asecodes, chúng tôi đã xác định được đích và quá trình hoạt động của bọ cánh cứng và OKS, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thật kỹ xem có sai sót ở điểm nào, bước nào trong suốt quá trình thực hiện hay không để có thể đưa ra kết luận và giải pháp tối ưu.
* Xin cảm ơn ông!
LY KHA