Huyện miền núi Sơn Hòa có tiềm năng lớn về đất đai để phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vườn-ao-chuồng (VAC). Cùng với nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước, Hội Nông dân huyện đã hướng dẫn hội viên, nông dân lập đề án xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, phát động phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Nhờ đó, đời sống của đa phần hội viên nông dân ở Sơn Hòa được nâng cao.
Nuôi bò đàn tại trang trại của ông Đinh Văn Nhân (thôn Nguyên An, xã Sơn Nguyên)– Ảnh: K.LIÊN |
Sơn Hòa có 5.333 hội viên nông dân thì đã có 2.580 người đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chiếm 48%. Trong đó có 4 nông dân đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương, 132 người đạt danh hiệu này cấp tỉnh, 415 người đạt danh hiệu này cấp huyện…
Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sơn Hòa Lê Tấn Tài cho biết: Nhiều hộ nông dân đã đầu tư từ vài chục đến vài trăm triệu đồng xây dựng nhiều mô hình làm ăn hiệu quả, có mức thu nhập 80 - 120 triệu đồng mỗi năm, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Nhờ đó, số hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm đáng kể, số hộ khá giả ngày càng tăng.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Hòa, toàn huyện có 58 trang trại được UBND huyện phê duyệt, đa phần đều kết hợp trồng mía, cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng và chăn nuôi bò đàn. Số trang trại làm ăn có hiệu quả chiếm 82,7%, trong đó có 48 trang trại cho thu nhập bình quân từ 50 - 120 triệu đồng/năm, với tổng diện tích hơn 600 ha. Trang trại tập trung nhiều nhất ở các xã Krông Pa, Ea Chàrang, Sơn Phước, Sơn Long, Sơn Nguyên, Sơn Định… Mỗi trang trại sử dụng thường xuyên từ 10 - 20 lao động.
Trang trại của gia đình ông Đinh Văn Nhân ở thôn Nguyên An (xã Sơn Nguyên) là một điển hình về làm kinh tế mang lại hiệu quả. Ông Nhân đã cùng một số nông dân trong xã đầu tư trên 500 triệu đồng lập trang trại rộng 26 ha ở thôn Suối Cau (xã Sơn Hà) trồng mía Ấn Độ, điều, cây ăn quả, đào ao thả cá chép, trê, điêu hồng, chăn nuôi bò lai sind, dê bách thảo và trồng xà cừ, keo lá tràm… lấy gỗ. Ông tham gia lớp tập huấn do Phòng Kinh tế huyện, Trung tâm Khuyến nông - khuyến lâm mở để nắm bắt các biện pháp kỹ thuật về chăn nuôi trồng trọt, cách chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị thương phẩm cao. Đến thời điểm này, trang trại đã cho thu hoạch, trung bình ước đạt 100 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho gần chục lao động ở địa phương trong lúc nông nhàn với thu nhập 1 triệu đồng/người/tháng.
Trang trại của ông Phan Xuân Thủy ở thôn Suối Bạc (xã Suối Bạc) thì chọn lối đi khác. Trang trại của ông độc canh cây mía trên diện tích 30 ha, mỗi vụ thu hoạch 2.200 tấn mía cây bán cho nhà máy đường KCP, trừ chi phí còn lãi 600 triệu đồng. Mô hình vườn - chuồng kết hợp của ông Ma Téo ở xã
KIM LIÊN