Ngày 7/5, tại Hà Nội, Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN đã tổ chức cuộc họp báo thông báo về kết quả chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của lãnh đạo 23 tập đoàn hàng đầu của Mỹ do Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN dẫn đầu.
Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài
Đây là phái đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ có chuyến thăm và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt
Trong chuyến thăm và làm việc này, đoàn doanh nghiệp Mỹ đã có cuộc tiếp xúc quan trọng với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, và 14 cuộc tiếp xúc khác với các bộ, ngành của Việt Nam để tìm hiểu về môi trường, chính sách đầu tư cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư cụ thể.
Ông Stuart Dean, Tổng giám đốc tập đoàn General Electric (GE) khu vực Đông Nam Á, Chủ tịch Ủy ban Kinh doanh Việt –Mỹ, cho biết: “Chúng tôi may mắn đã được gặp gỡ các vị lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và nhận được sự cam kết của lãnh đạo Việt Nam về việc tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư Mỹ nói riêng và nước ngoài nói chung đầu tư vào Việt Nam. Mối quan tâm của đoàn doanh nghiệp chúng tôi trong chuyến thăm lần này, thứ nhất là tìm kiếm cơ hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Thứ hai là tìm kiếm đối tác tại Việt
Ông Stuart Dean cũng cho biết, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ sẽ vận động Chính phủ Mỹ dành ưu đãi thuế nhập khẩu GSP cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ theo lời đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; đồng thời mong muốn chính phủ hai nước Việt Nam và Mỹ sớm tiến hành ký kết Hiệp định khung về đầu tư giữa hai nước nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Việt Nam.
Liên quan đến những lo ngại về ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại cũng như lạm phát tăng cao ở Việt Nam trong thời gian qua có thể làm sụt giảm vốn đầu tư của các tập đoàn Mỹ vào Việt Nam, ông Mathew P.Daley, Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN, cho biết: “Chúng tôi lạc quan về tình hình kinh tế ở Việt Nam. Hiện nay nền kinh tế Mỹ cũng như nền kinh tế Việt
Ông Mathew P.Daley cũng cho biết, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nhất là kể từ sau thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giớI (WTO); các cam kết với WTO đang được Việt Nam thực hiện đúng lộ trình. Tuy nhiên, các nhà đầu tư Mỹ mong muốn Việt Nam tiếp tục thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, bến cảng, nguồn nhân lực; đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính để tăng cường tính minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục cấp phép đầu tư.
Cũng liên quan tới quan hệ Việt – Mỹ, hôm qua theo giờ Mỹ, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra thông báo kết quả xem xét dữ liệu nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 8/2007 tới tháng 1/2008, trong đó khẳng định: Không tìm thấy đủ bằng chứng để tiến hành điều tra bán phá giá đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam. Ông Joaquin Monserrate, Trưởng Ban Kinh tế của Sứ quán Mỹ tại Hà NộI cho biết: Kết quả điều tra cho thấy, các thông tin về hàng dệt may Việt
Năm 2007, vừa qua kim ngạch thương mại hai nước đạt gần 13 tỉ USD, dự báo năm 2008 có thể đạt 14-15 tỉ USD, trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam và là nước đứng thứ 6 trong các nước đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư gần 5 tỉ USD.
Theo VOV