Trong quan hệ vay vốn giữa khách hàng với ngân hàng (gọi chung là tổ chức tín dụng – TCTD), việc khách hàng chậm trả nợ là điều khó tránh khỏi. Vẫn biết, chậm trả nợ dẫn đến gia hạn nợ phải xuất phát từ yếu tố khách quan, song cũng có trường hợp xin gia hạn nợ lại xuất phát từ yếu tố chủ quan củ chính người vay vốn. Vậy làm cách nào để nhận biết và hạn chế được tình trạng gia hạn nợ không đúng hiện nay?
Các ngân hàng có sự uyển chuyển trong giới hạn các quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với vấn đề gia hạn nợ vay - Ảnh: VNN
Thông thường, khi người vay vốn chưa có khả năng trả được nợ đúng hạn theo cam kết đối với các TCTD trong các hợp đồng tín dụng thì họ phải làm đơn xin gia hạn nợ để có thời gian thu hồi vốn từ người mua hàng (gọi là thu hồi công nợ), hoặc tiếp tục đẩy mạnh bán hàng hóa tồn kho để có tiền trả nợ cho các TCTD. Trước đây, các TCTD qui định thời gian cho gia hạn trả nợ đối với khách hàng vay vốn tối đa bằng một chu kỳ sản xuất, kinh doanh nhưng không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và bằng ½ thời gian vay vốn đối với cho vay trung hạn và dài hạn (Quyết định 284/2000/QĐ-NHNN1 ngày 25-8-2000 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Hiện nay, theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng, vận dụng gia hạn trả nợ tại một số ít TCTD còn chưa thông nhất, cần phải xem xét lại từ cả hai phía (khách hàng và ngân hàng). Đối với khách hàng, ngoại trừ những người chưa trả được nợ phải xin gia hạn, vẫn còn không ít những khách hàng mặc dù đã có đủ tiền để trả nợ vay nhưng ngại đi lại để làm thủ tục vay tiền nên đã làm đơn xin gia hạn. Còn đối với các TCTD, có một số ít cán bộ làm công tác tín dụng đã không thực hiện tốt vai trò trách nhiệm trước công việc được giao. Họ nhận đơn và đề xuất gia hạn nợ một cách tùy tiện. Vì đúng ra họ chỉ được phép đề xuất giải quyết cho gia hạn nợ sau khi đã đi kiểm tra thực tế đối với khách hàng chưa trả được nợ, có đơn xin gia hạn, đúng là do yếu tố khách quan vf chỉ nên cho gia hạn với khoảng thời gian vừa đủ, không nhất thiết cứ phải cho gia hạn đủ 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn.
Được biết hiện nay đã có một số ít TCTD rất cương quyết trong vấn đề gia hạn nợ vay, như buộc khách hàng phải trả hết nợ rồi mới cho vay lại mà không giải quyết cho gia hạn nợ. Đây có thể cũng là một phương pháp hay, bởi không những chỉ thể hiện tình hình tài chính tốt trên bảng cân đối của TCTD mà nó còn tạo được tính sòng phẳng trong quan hệ vay vốn đối với khách hàng. Nhưng đằng sau việc trả được nợ đúng hạn ấy là gì, hậu quả của nó ra sao? Đối với nhóm khách hàng chỉ vì ngại đi lại để làm thủ tục vay tiền thì không sao, nhưng đối với nhóm khách hàng thực sự chưa thể trả được nợ vì lý do khách quan, nếu TCTD buộc họ phải trả hết nợ rồi cho vay lại nợ mới thì họ phải đi vay nóng từ những người cho vay nặng lãi hay đi vay của TCTD khác để trả nợ cho TCTD đã cho vay, việc làm này không những chỉ gây khó khăn cho chính khách hàng vay vốn mà ngay cả các TCTD cũng khó tránh khỏi. Để thực hiện cho vay, gia hạn và thu hồi nợ vay đạt hiệu quả, các TCTD nên thường xuyên chỉ đạo cán bộ làm công tác tín dụng thực hiện một cách nghiêm túc các qui định đã được Thống đốc NHNN ban hành.
KHẮC LUYỆN