Quảng
Một cửa hàng ở phố Hội An - Ảnh: HIẾU NGỌC |
TỪ HỢP TÁC DU LỊCH APEC
Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC tổ chức hồi tháng 10/2006 tại Hội An (Quảng
Không chỉ một “Tuyên bố Hội An” ra đời từ APEC Du lịch - đưa hình ảnh Hội An đi khắp thế giới và miền Trung nghiễm nhiên định danh trên bản đồ du lịch toàn cầu, đã thức tỉnh các quan chức du lịch và chính quyền ba tỉnh, thành phố “tam giác di sản” về chuyện ngồi lại với nhau bàn chuyện hợp tác. Một trong những nội dung ưu tiên của Năm APEC “liên kết các thành viên APEC thông qua du lịch, giao lưu văn hóa, khuyến khích mở các tuyến du lịch đường hàng không trực tiếp nối các di sản văn hóa thế giới tại các nền kinh tế thành viên; tăng cường giao lưu thanh niên, giao lưu giữa các thành phố kết nghĩa; sẽ cùng tổ chức một hội chợ du lịch, một diễn đàn về đầu tư du lịch, nghiên cứu khả thi về phát triển du lịch trọn gói và các đường bay nối liền các di sản văn hóa, thiết lập các hoạt động hợp tác giữa các đô thị năng động và kết nghĩa nhằm quảng bá du lịch trong toàn khu vực APEC”, đã buộc các địa phương không còn con đường nào khác là liên kết, hợp tác để phát triển du lịch, mà từ lâu nơi đây chỉ “nói chứ không làm!”
Đà Nẵng ngày càng thu hút nhiều du khách. Trong ảnh: Khách du lịch nước ngoài tham quan Ngũ Hành Sơn – Ảnh: HIẾU NGỌC |
ĐẾN LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH “TAM GIÁC DI SẢN”
Kể từ sau APEC Du lịch, những câu chuyện từng được than phiền trong hoạt động du lịch, đại loại như các quan chức du lịch ba địa phương cũng đã ngồi với nhau, bàn về liên kết phát triển du lịch đôi lần, cũng đã hứa hẹn sẽ cùng nhau hưởng lợi từ di sản, nhưng rốt cuộc thị trường du lịch vẫn là cái chợ tranh mua, tranh bán bát nháo; tranh nhau tổ chức lễ hội trùng thời gian nhưng không có sự tuyên truyền, quảng bá nào cho nhau, hoặc “Con đường di sản miền Trung” ra đời đã bị vô thừa nhận, thương hiệu không có người sở hữu... và bị các doanh nghiệp tự lấy thương hiệu bán tour chất lượng kém, khiến du khách quay lưng... đã là quá khứ. Nếu du lịch Việt Nam đã bắt tay với Hiệp hội Du lịch châu Á, Hội đồng Du lịch lữ hành quốc tế, Trung tâm Du lịch APEC... thì tam giác di sản cũng đã cùng bước lên một con tàu với năng lực kết nối chuyên nghiệp để mạnh hơn, và chắc chắn sẽ “giàu” lên rất nhiều so với cách làm nhỏ lẻ, “chụp giựt”, “dẫm đạp” lâu nay.
Điều phải kể đến đầu tiên trong “sự kiện” này là chính quyền trong “tam giác di sản” đã cùng ngồi lên bàn họp báo Năm Du lịch quốc gia “Quảng Nam: một điểm đến, hai di sản thế giới”. Từ đó, các doanh nghiệp đã bước qua cảnh “ngăn sông, cấm chợ”, để có cơ hội hợp tác thuận lợi hơn. Các lễ hội Festival Huế, Văn hóa du lịch biển Đà Nẵng hay Lễ hội Quảng
Bây giờ, khi gõ bất cứ website nào liên quan đến Quảng
Cuối cùng, những ký kết, hứa hẹn của các quan chức du lịch ba tỉnh, thành phố đã bước ra khỏi trang giấy khô cứng để trở thành hiện thực. Sự hợp tác này, đáng được ghi nhận là nền móng mở cánh cửa phát triển du lịch, không chỉ kết nối được cùng các di sản văn hóa Đông Dương như Vatphu, Luông pha bang, Ăng co mà có thể còn đến cả khách du lịch toàn cầu của “tam giác di sản” trong tương lai...
TRỊNH DŨNG - (QNO)