“Dù có sự nhất trí chung về những thách thức chủ yếu trong sự phát triển nông thôn công bằng và bền vững, nhưng sự nhất trí về một chiến lược đúng cho việc giải quyết những thách thức này vẫn chưa rõ nét lắm”. Ông Bill Tweddell, Đại sứ Australia tại Việt Nam, đã khẳng định như vậy tại Hội nghị toàn thể thường niên các nhà tài trợ cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), vừa diễn ra tại Hà Nội.
Ứng dụng máy móc, công nghệ mới trong nông nghiệp có phát triển hơn trước nhưng chưa nhiều. Trong ảnh: Nông dân An Ninh Tây (Tuy An) sử dụng máy gặt đập liên hiệp trong thu hoạch lúa - Ảnh: MINH NGUYỆT
Theo thống kê mới nhất, có tới 70% dân số, 57% lao động sinh sống và làm việc ở nông thôn. Ông Tăng Minh Lộc, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho rằng, thời gian vừa qua, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã có sự chuyển mình vượt bậc; sản xuất nông nghiệp tăng truởng khá, bình quân 4%/năm, tạo việc làm ổn định và cải thiện rõ rệt thu nhập cho đa số cư dân nông thôn, nên chất lượng cuộc sống của nông dân và cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ được cải thiện. Cụ thể, thu nhập bình quân hộ nông dân tăng từ 11 lên 16 triệu đồng/hộ, tỉ lệ hộ nghèo từ 14,5% còn 8,3%... Tuy nhiên, việc phát triển nông nghiệp - nông thôn chưa theo kịp với thành thị và đang đối mặt với nhiều vấn đề.
Ông Lộc chỉ rõ những bất cập của nông thôn hiện nay: hạ tầng nông thôn còn nghèo nàn, nhà ở dân cư tự phát, lộn xộn; môi trường nông thôn đang xuống cấp và ô nhiễm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả còn chậm; đời sống nông dân còn thấp và khoảng cách giàu nghèo với thành thị có xu hướng tăng; tệ nạn xã hội tăng… Ông Lộc cho biết: “Đến nay, cả nước vẫn còn hơn 300 xã, hơn 20.000 thôn, bản chưa có đường giao thông đến tận nơi; hơn 60% số thôn, xã trong cả nước chưa có hệ thống nước sinh hoạt cấp nước đến hộ; hơn 40% số hộ nông dân không có nhà xí và nhà tắm hợp vệ sinh; mới chỉ có 12% nông dân được bồi dưỡng nghề nông; 31% cán bộ cấp thôn, bản, xã có trình độ sơ cấp đến trung cấp; 0,3% có trình độ Đại học…”. Còn theo ông Ayumi Konishi, Giám đốc ADB, thực tế, nguồn vốn chi cho làm đường cấp địa phương chỉ bằng khoảng 1/2 yêu cầu và chất lượng của trên 75% trong số 83.000 km đường nông thôn – Việt Nam hiện còn rất xấu. “Điều này dễ gây ảnh hưởng đến lợi ích của Việt
Việc chúng ta chậm khắc phục những khó khăn vốn có trong nông thôn càng làm cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn trở nên khó khăn, ngành nghề phi nông nghiệp tăng trưởng chậm, doanh nghiệp nông thôn ít. Trong khi đó, từ năm 1999, Bộ NN&PTNT đã thực hiện thí điểm xây dựng chương trình nông thôn mới tại gần 200 xã, nhưng ít đem lại thành công. Lý giải điều này, ông Lộc cho rằng, có nhiều nguyên nhân như: chưa xác định được tiêu chí nông thôn mới là gì, nguồn lực hạn chế, cách tiếp cận chưa phù hợp... Thế nên, dù đang rất tích cực tìm giải pháp cho vấn đề phát triển nông thôn, nhưng đến nay, dường như, Bộ NN&PTNT vẫn chưa có một khâu “đột phá” nào cho vấn đề phát triển nông thôn. Liên quan đến vấn đề này, theo ông Bill Tweddell, Đại sứ Australia tại Việt Nam, sự chuyển biến của các vùng nông thôn Việt Nam trong thời gian tới sẽ nằm trong hai mảng: Thứ nhất, tăng tốc độ cải cách cần thiết cho việc tận dụng lợi thế của hội nhập kinh tế gia tăng xuất phát từ các hiệp định mới về thương mại song phương và đa phương; Thứ hai, tìm ra những cách làm mới trong việc giải quyết một số vấn đề của sự đói nghèo dai dẳng mà nhiều người sống ở những vùng xa xôi vẫn đang phải đối mặt.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng cho rằng, để vượt qua được các thách thức, nhằm tạo một nông thôn bình đẳng và phát triển bền vững, Việt
Ngoài ra, một thách thức khác đối với Việt
Theo VOV