* Phú Yên xếp thứ 23 trên bảng xếp hạng PCI năm 2007
Dưới sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), vừa qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) đã tổ chức công bố chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2007. Đây là năm thứ ba, Việt
Phú Yên đã thu hút một số dự án đầu tư trong đợt xúc tiến đầu tư tại
THƯỚC ĐO CHÍNH XÁC VÀ NHẤT QUÁN ĐIỀU HÀNH KINH TẾ CẤP TỈNH
Chỉ số này là một công cụ nhằm đánh giá và đo lường khả năng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương tại các tỉnh, thành trong cả nước từ nhận định của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân. PCI được thực hiện lần đầu trong năm 2005 từ 42 tỉnh, thành và một năm sau đó đã tăng lên đủ 64 tỉnh, thành. Đến nay, PCI được kiểm chứng là thước đo chính xác và nhất quán thực tiễn điều hành kinh tế cấp tỉnh theo thời gian.
Trong năm 2007, VCCI đã gửi 6.700 phiếu điều tra cho các doanh nghiệp dân doanh dựa trên 10 tiêu chí cấu thành: Chi phí gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; tính minh bạch và tiếp cận thông tin; chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; chi phí không chính thức; ưu đãi đối với DNNN (môi trường cạnh tranh); tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; chính sách phát triển kinh tế tư nhân; đào tạo lao động; thiết chế pháp lý.
Kết quả xếp hạng được chia thành 6 nhóm tỉnh theo thứ tự: rất tốt, tốt, khá, trung bình, tương đối thấp và thấp.
Theo đó, các tỉnh, thành phố đứng đầu bảng xếp hạng trong nhóm rất tốt lần lượt là: Bình Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Bình Định. Tiếp theo, các tỉnh, thành thuộc nhóm tốt lần lượt là: Lào Cai, An Giang, Vĩnh Phúc, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Tháp, TP HCM, Sóc Trăng, Tiền Giang, Quảng Nam, Bến Tre, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Cần Thơ. Các tỉnh nằm ở cuối bảng xếp hạng là Ninh Thuận, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Kon Tum, Lạng Sơn, Bạc Liêu, Điện Biên, Cao Bằng, Lai Châu, Đăk Nông
Những điểm sáng nổi bật là tỉnh trung vị đã tăng hơn 3,2 điểm, từ 52,4 lên 55,6 (thang điểm 100). Có tới 8/10 chỉ số tiến bộ. Số ngày trung bình cần thiết để thực hiện đăng ký kinh doanh giảm từ 20 ngày xuống còn15 ngày năm 2007. Số giấy phép cũng giảm từ 4 xuống 2,5 giấy phép. 48% doanh nghiệp được điều tra cho biết, số lần thanh tra đã giảm bớt trong hai năm qua.
Bên cạnh đó, một số tỉnh thành đã có sự tiến bộ rất đáng khen là Hà Tây từ vị trí “đội sổ” trong vòng 2 năm đã vươn lên vị trí trung bình. Hà Nội từ vị trí 40 năm ngoái đã vươn lên vị trí 27. Lào Cai là tỉnh không được xếp hạng trong năm 2005, nhưng đã chễm chệ ở “chiếu trên” của bảng xếp hạng năm nay. Và những Bình Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Bình Định vẫn “là anh cả”.
PHÚ YÊN NẰM TRONG NHÓM KHÁ
Riêng tỉnh Phú Yên thuộc nhóm khá, nằm vị trí thứ 23 (đạt 57,87 điểm) cách vị trí cuối cùng của nhóm tốt 6 bậc và 3,89 điểm, giảm 2 bậc so với năm 2006. Tuy nhiên, về điểm số chúng ta đã tăng thêm 2,94 điểm so với cùng kỳ năm trước. Điều đó cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng lên của cộng đồng doanh nghiệp, mặt khác thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với việc cải thiện năng lực điều hành kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh tại địa phương.
Cũng cần phải nói thêm, trong năm 2006, Phú Yên có một chỉ số thấp nhất trong bảng xếp hạng là chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước chỉ có 2,64 điểm, thì năm nay, chúng ta đã “nhường” vị trí này cho Lai Châu với 2,99 điểm. Ngoài ra, chỉ số về thiết chế pháp lý chúng ta chỉ được 3,73 điểm.
Nhìn qua các tỉnh lân cận, có thể thấy Bình Định tiếp tục giữ được “phong độ” ổn định khi xếp vị trí thứ 4 (69,46 điểm), giảm một bậc nhưng tăng thêm 2,97 điểm. Tỉnh Gia Lai giảm 3 bậc xếp thứ 30 nhưng lại tăng thêm 3,10 điểm. Tỉnh Đắc Lắc giảm 13 bậc đồng thời giảm 0,60 điểm. Đặc biệt, Khánh Hòa tụt kỷ lục tới 20 bậc, tạm thời ở vị trí 40, giảm 2,91 điểm.
Kinh nghiệm cho thấy, chính sách cải cách kinh tế sẽ mang lại hiệu quả sau 2 năm triển khai. Các doanh nghiệp tư nhân cần nắm bắt lấy cơ hội này để đưa ra các quyết định đầu tư, vận động cho các sáng kiến địa phương nhằm góp phần cải thiện môi trường kinh doanh tại Phú Yên. Mặt khác, chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể cũng cần phải không ngừng nâng cao năng lực điều hành, cải cách tốt các thủ tục hành chính, quan tâm nhiều hơn nữa đến thành phần kinh tế tư nhân. Được như vậy, chúng ta tin chắc rằng năng lực thực tiễn điều hành kinh tế cấp tỉnh cùng với sự hưng thịnh của dân doanh sẽ cùng song hành đi lên.
BẢNG XẾP HẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) 2007
Stt |
Tỉnh, Tp |
Chỉ số PCI |
Xếp loại |
1 |
Bình Duong |
77.20 |
Rất tốt |
2 |
Ðà Nẵng |
72.96 |
Rất tốt |
3 |
Vĩnh Long |
70.14 |
Rất tốt |
4 |
Bình Ðịnh |
69.46 |
Rất tốt |
5 |
Lào Cai |
66.95 |
Tốt |
6 |
An Giang |
66.47 |
Tốt |
7 |
Vĩnh Phúc |
66.06 |
Tốt |
8 |
BRVT |
65.63 |
Tốt |
9 |
Đồng Tháp |
64.89 |
Tốt |
10 |
TP.HCM |
64.83 |
Tốt |
11 |
Sóc Trăng |
64.68 |
Tốt |
12 |
Tiền Giang |
64.63 |
Tốt |
13 |
Quảng |
62.92 |
Tốt |
14 |
Bến Tre |
62.88 |
Tốt |
15 |
TT Huế |
62.44 |
Tốt |
16 |
Đồng Nai |
62.33 |
Tốt |
17 |
Cần Thơ |
61.76 |
Tốt |
18 |
Yên Bái |
59.73 |
Khá |
19 |
Hậu Giang |
59.41 |
Khá |
20 |
Bắc Ninh |
58.96 |
Khá |
21 |
Long An |
58.82 |
Khá |
22 |
Quảng Ninh |
58.34 |
Khá |
23 |
Phú Yên |
57.87 |
Khá |
24 |
Ninh Bình |
57.67 |
Khá |
25 |
Bình Thuận |
57.66 |
Khá |
26 |
Hưng Yên |
57.47 |
Khá |
27 |
Hà Nội |
56.73 |
Khá |
28 |
Trà Vinh |
56.30 |
Khá |
29 |
Cà Mau |
56.19 |
Khá |
30 |
Gia Lai |
56.16 |
Khá |
31 |
Thái Bình |
55.99 |
Khá |
32 |
Phú Thọ |
55.64 |
Khá |
33 |
Bắc Giang |
55.48 |
Khá |
34 |
Hà Giang |
54.59 |
Trung bình |
35 |
Tây Ninh |
53.92 |
Trung bình |
36 |
Hải Dương |
53.23 |
Trung bình |
37 |
Hải Phòng |
53.19 |
Trung bình |
38 |
Thanh Hóa |
52.82 |
Trung bình |
39 |
Kiên Giang |
52.82 |
Trung bình |
40 |
Khánh Hòa |
52.42 |
Trung bình |
41 |
Hà Tây |
52.24 |
Trung bình |
NGUYỄN TẤN HẢI