Không chỉ là một trong những vịnh đẹp được thế giới biết đến, Vân Phong còn là một vịnh đầy tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp. Một thành phố du lịch cảng, trung tâm phân phối hàng hóa cho Việt Nam và khu vực Đông Nam Á với một cảng trung chuyển container quốc tế sẽ ra đời trên vùng vịnh Vân Phong trong tương lai không xa. Sự phát triển của vùng vịnh Vân Phong sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.
Tàu hàng cập cảng Vân Phong – Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH QUÂN
MỘT TIỀM NĂNG HẤP DẪN
So với một số khu vực kinh tế khác, Khu kinh tế Vân Phong có nhiều ưu thế vượt trội để các dự án phát triển. Vân Phong nằm ở cực Đông của Việt Nam, cách hải phận quốc tế 14km, gần ngã 3 các tuyến hàng hải quốc tế. Với diện tích mặt nước 41.000 ha và độ sâu từ 20 - 30m, tương đối kín gió, vịnh Vân Phong đáp ứng đủ điều kiện để xây dựng cảng trung chuyển container quốc tế có thể đạt tới 17,5 - 17,8 triệu TEU/năm; đủ khả năng cạnh tranh với các cảng trung chuyển container đang hoạt động trong khu vực như Singapore, Hồng Kông, Kaohsiung… Điều kiện tự nhiên nơi đây thuận lợi hơn bất cứ địa điểm nào trên dọc bờ biển nước ta (thậm chí nhiều nước trong khu vực), đáp ứng yêu cầu kỹ thuật xây dựng cảng nước sâu phục vụ các tàu container thế hệ mới, có sức chở từ 6.000 TEU trở lên. Các cảng trong hệ thống cảng biển Việt
Mặt khác, Vân Phong lại nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, thuận lợi về đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường không; vừa là cửa ngõ lên Tây Nguyên, lại gần tuyến hàng hải quốc tế nhất ở Việt Nam (hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu xây dựng đường hầm qua đèo Cả nối Phú Yên - Khánh Hòa; xây dựng tuyến đường sắt nối Tây Nguyên - Phú Yên xuống Vân Phong; nâng cấp sân bay Đông Tác (Phú Yên) và sân bay Cam Ranh để khai thác lợi thế của vịnh Vân Phong). Định hướng phát triển giao thông vận tải Khánh Hòa là tận dụng lợi thế của 3 vịnh: Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh nằm trên trục hàng hải quốc tế xuyên Nam - Bắc Á, với xu thế vận tải biển bằng phương thức container để đầu tư xây dựng cảng biển, khai thác hoạt động dịch vụ hàng hải, phát triển công nghiệp tàu thủy và các ngành công nghiệp liên quan.
Bên cạnh đó, Vân Phong có khí hậu tương đối ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên đẹp, môi trường trong lành, có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái; là nơi có điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế thủy sản, du lịch và dịch vụ… Vân Phong nằm gần vịnh Nha Trang, một trung tâm du lịch lớn của cả nước, một trong những vịnh đẹp của thế giới với hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ tương đối phát triển… Tất cả những ưu đãi đó trở thành yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế đến với Vân Phong, hứa hẹn nơi đây sẽ là khu kinh tế phát triển sôi động trong một tương lai gần.
SÔI ĐỘNG VÂN PHONG
Từ cuối năm 2006, đầu năm 2007, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đến tìm hiểu, khảo sát và đặt vấn đề đầu tư vào khu vực này. Ngày 14-2-2007, Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ dự án đầu tư cảng trung chuyển container quốc tế (giai đoạn khởi động). Theo đó, dự án do Cục Hàng hải Việt
Hiện nay, ngoài dự án đóng tàu của Tập đoàn STX đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương, Tập đoàn POSCO và Tập đoàn Sumitomo đang cùng UBND tỉnh khảo sát, xác định vị trí, địa điểm lập dự án. UBND tỉnh cũng đang tập trung triển khai các giải pháp đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho Khu kinh tế Vân Phong và lập dự án đầu tư xây dựng đường giao thông nối Quốc lộ 1A đến vị trí xây dựng nhà máy đóng tàu của Tập đoàn STX.