Công ty TNHH Tân Liên Hoa đang triển khai dự án xây dựng nhà máy xử lý rác và sản xuất một số sản phẩm từ rác thải tại TP Tuy Hòa. Nhà máy này sử dụng công nghệ An Sinh - ASC do các nhà khoa học trong nước nghiên cứu với những tính năng được đánh giá là phù hợp với tình hình thực tế tại Việt
Rác thải của TP Tuy Hòa được xử lý theo kiểu chôn lấp nhưng do bãi rác sắp đầy nên rác tràn trên mặt đất gây ô nhiễm môi trường - Ảnh: HOÀI TRUNG
Nhà máy xử lý rác thải và sản xuất một số sản phẩm từ rác thải do Công ty TNHH Tân Liên Hoa làm chủ đầu tư với tổng vốn lên đến 83 tỉ đồng. Nhà máy này có công suất 200 tấn/ngày sẽ được xây dựng tại xã An Phú, TP Tuy Hòa trên diện tích 10 ha với mục tiêu xử lý rác thải, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và các sản phẩm plastic tổng hợp như bạt nhựa, ống cống, dải phân cách đường, thùng đựng rác, tấm panel. Hiện dự án được UBND tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư và đang chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy.
Tổng Giám đốc Công ty Tân Liên Hoa Lê Sĩ cho biết: “Nhà máy xử lý rác thải và sản xuất một số sản phẩm từ rác thải sử dụng công nghệ An Sinh - ASC do các nhà khoa học Việt
Hiện ở Việt
Công nghệ xử lý rác thải An Sinh - ASC mà Công ty TNHH Tân Liên Hoa chọn lựa cho nhà máy của mình khắc phục các nhược điểm mà dây chuyền thiết bị xử lý rác thải nhập ngoại chưa làm được. Theo Tổng Giám đốc Công ty Tân Liên Hoa Lê Sĩ, rác thải sau khi tập kết về nhà máy sẽ được phun một loại vi sinh vật có khả năng khử mùi, sau đó được sấy khô nhằm hạn chế nước đọng trong rác. Nhờ vào hệ thống cảm ứng của dây chuyền thiết bị mà rác được phân loại và đưa vào các khu sản xuất. Chỉ có một số ít rác thải không thể xử lý được như mẻ chai, viên pin… buộc phải chôn lấp. Theo tính toán của chủ đầu tư, nếu đạt được công suất thiết kế 200 tấn/ngày, mỗi năm nhà máy sẽ sản xuất 16.000 tấn phân hữu cơ vi sinh phục vụ cải tạo đất nông nghiệp và tái sử dụng khoảng 3.000 tấn plastic hỗn hợp. Hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án này mang lại không chỉ góp phần giảm thiểu nguồn ô nhiễm do chôn lấp rác, giải quyết triệt để vấn đề nước rỉ từ rác mà còn giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương, tạo ra những sản phẩm thiết thực phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân.
Hiện doanh nghiệp này đã đưa 17 cán bộ quản lý và kỹ thuật đi đào tạo tại Huế để khi nhà máy đi vào hoạt động có thể vận hành được ngay. Tuy nhiên, việc triển khai dự án đang bị vướng do khu đất được UBND tỉnh có thông báo thỏa thuận địa điểm xây dựng nhà máy lại nằm trong diện tích đất của công trình nghĩa trang Thọ Vức thuộc xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa theo qui hoạch chi tiết đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng do UBND tỉnh phê duyệt. Chính vì vậy, mặc dù rất khẩn trương nhưng tiến độ triển khai thực hiện dự án của Công ty Tân Liên Hoa vẫn bị chậm do đất dành cho dự án chưa được thu hồi, chuyển mục đích sử dụng. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Hà đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra và tạo điều kiện giải quyết thủ tục đất cho doanh nghiệp để có thể sớm triển khai dự án xây dựng nhà máy xử lý và sản xuất một số sản phẩm từ rác thải.
THANH HOÀI