Từ đầu năm đến nay, tại các xã Hòa Tâm, Hòa Xuân
NÔNG DÂN CHỜ VỐN
Chị Ngô Thị Kim Trang, người phải chuyển nhượng đất sản xuất để có tiền cho con nhập học - Ảnh: H.NAM
Ông Ngô Văn Phụng, xóm trưởng xóm 4, thôn Trung Lương 1, xã An Nghiệp, cho biết: “Từ đầu năm đến nay có nhiều hội viên nông dân đến nhà tôi đăng ký vay vốn giải quyết việc làm từ Ngân hàng chính sách xã hội nhưng chưa thấy xã triển khai đợt nào”. Thiếu vốn, ông Phụng đành đi vay 10 triệu đồng với lãi suất 1,2% để nuôi heo. Ông cho biết thêm: “Nếu Hội Nông dân xã triển khai vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội theo kênh giải quyết việc làm thì tôi đầu tư nuôi chình, mua máy gạo”. Ông Đặng Văn Học ở vùng 5 (thôn Trung Lương 1) cũng đang chờ vốn mua thêm bò về thả nuôi. Theo tính toán của nhiều hộ dân ở xã An Nghiệp, một gia đình bỏ công ra nuôi 2 con bò thì ít quá, bởi vì phải cần một người chăn dắt. Để có lãi thì trong chuồng lúc nào cũng có 5-6 con bò. Ông Mai Thanh Tùng ở vùng 10 (xã An Nghiệp) tâm sự: “Bình quân mỗi nhân khẩu được giao 800m2 ruộng lúa hai vụ, soi gò cũng có chừng, làm hết mùa màng là rảnh rỗi, không có con bò con heo trong chuồng thì ngồi chơi không”.
Anh Lê Văn Thanh ở thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm có con thi đỗ vào Trường Âu Việt Sài Gòn, chuyên ngành cao đẳng kế toán. Vừa rồi con nhập học, không có tiền, gia đình đành chuyển nhượng mảnh đất 1 sào với giá 5 triệu đồng cho con đi học.
Hội Nông dân xã không tạo điều kiện giúp đỡ hội viên vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội qua các kênh, nên nhiều gia đình thiếu vốn phải đi làm thuê kiếm sống. Như vợ chồng anh Thanh chị Trang, chuyển nhượng mảnh đất đó xong, cả hai phải đi làm thuê.
PHẢI CHĂNG DO DƯ NỢ QUÁ NHIỀU?
Đó là đánh giá của Hội Nông dân tỉnh Phú Yên trong báo cáo 3 năm thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong hệ thống Hội Nông dân. Năm 2004, Hội Nông dân tỉnh và Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh ký văn bản liên tịch triển khai thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo. Hội Nông dân tỉnh cũng đã hướng dẫn các cấp hội xây dựng kế hoạch, bàn biện pháp tổ chức quản lý, sử dụng vốn, thu vốn, thu lãi. Để đồng vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội đến tay nông dân, Hội Nông dân cấp cơ sở phải đứng ra tín chấp. Việc hội viên ở một số xã không được vay vốn các kênh thông qua Hội Nông dân xã được lý giải là do dư nợ quá nhiều. Ông Trần Văn Ngãi, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Xuân
Hiện nay, trên thị trường giá các loại động vật nuôi gia tăng; lượng lao động nhàn rỗi ở các địa phương rất lớn. Vì vậy nông dân rất cần vốn để đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi. Nếu Hội Nông dân xã chưa đi sâu vào nhiệm vụ triển khai vay vốn thì địa phương khó xóa đói giảm nghèo.
MẠNH HOÀI