Theo báo cáo của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tuy An, hiện lúa vụ hè thu ở hầu hết các địa phương trong huyện đều đã có rầy râu xuất hiện.
Trong đó, 97 ha lúa tại 3 hợp tác xã Tây An Định, Nam An Nghiệp và Đông An Định có tỉ lệ rầy nâu đeo bám khá cao, với mật độ 6.000 con/m2. Nguyên nhân là do nông dân chủ quan khi đưa các giống lúa như DV 108, OM2695 – 2, D98 – 17 và HDB - vốn không được địa phương cơ cấu đưa vào sản xuất trong vụ này – vào sản xuất. Bên cạnh đó, do gieo sạ với mật độ dày, không tuân thủ theo kỹ thuật sạ thưa, sạ hàng hợp lý và thực hiện phương pháp bảo vệ thực vật không theo quy trình 4 đúng, nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh rầy nâu phát triển mạnh.
Hiện nay, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tuy An đang tập trung hướng dẫn cho bà con nông dân, sử dụng các loại nông dược đặc hiệu để phòng trừ bệnh rầy râu; thực hiện các biện pháp bao vây, khống chế không để cho bệnh lan ra diện rộng.
KHẮC NHO