Xã Sông Hinh chỉ có hơn 2.000 người dân sinh sống, trong đó hơn 40% là người dân tộc thiểu số gồm các dân tộc Ê đê, Ba na, Tày, Nùng, Dao. Là xã thuộc khu vực III nên Sông Hinh được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất và chăm lo đời sống về mọi mặt.
Trường học cao tầng ở xã Sông Hinh – Ảnh: N.T |
Nhờ vậy, nơi đây hiện giờ đã có đường, điện, nhà văn hoá, lớp mẫu giáo ở tất cả 8 thôn, buôn. Điều đáng mừng hơn, tiềm năng đất đai ở đây đang được bà con khai thác đúng hướng mang lại giá trị cao. Ngoài hơn 170 ha lúa nước cho năng suất trên 50 tạ/ha, bảo đảm lương thực tại chỗ với mức bình quân đầu người trên 400kg/năm, Sông Hinh còn phát triển các cây công nghiệp tạo sản phẩm hàng hoá như 82 ha cà phê, 150 ha bắp lai, 300 ha sắn cao sản và đàn trâu bò hơn 1.200 con. Trong 2 năm qua, thực hiện Chương trình 134 của Chính phủ, tất cả 54 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số trong xã có nhà tre, nứa, lá tạm bợ đều được hỗ trợ xây dựng lại khang trang. Anh Trần Văn Tiến, một người dân cho biết: Năm 21 tuổi, rời quê hương Đền Hùng (Phú Thọ) tôi đến nông trường Buôn Kít với hai bàn tay trắng nhưng giờ thì anh thấy đấy tôi đã có được ngôi nhà xây kiên cố, 1,2 ha cà phê, 1,5 ha sắn mì, 1 ha cây keo lá tràm cùng đàn bò hơn chục con. Anh Tiến còn cho biết thêm, cả 3 thôn thuộc nông trường trước đây, giờ đã có gần 90% hộ có được nhà xây.
Bác sĩ Bá Minh Thủ, Trưởng trạm y tế xã Sông Hinh, một người con sinh ra và trưởng thành tại đây, nhìn nhận những thay đổi sâu sắc của vùng đất nuôi mình khôn lớn. Anh nói: Ngày trước, buôn làng nằm dưới lòng hồ Thuỷ điện Sông Hinh ẩm thấp, ăn ở còn lạc hậu nên ốm đau bẹânh tật thường xuyên xảy ra, phổ biến nhất là bẹânh sốt rét vào mùa mưa. Ngay cả người Kinh ở Nông trường Buôn Kít không quen khí hậu cũng không tránh khỏi bẹânh sốt rét hành hạ. Từ khi dời buôn lên đây định cư, được Nhà nước đầu tư hạ tầng “điện, đường, trường, trạm”, bà con chẳng những học cách làm ăn mà còn biết chăm sóc sức khoẻ nên tình hình bẹânh tật giảm hẳn.
Khó khăn mà xã này hiện đang đối mặt là giao thông, thông tin liên lạc trắc trở. Đây cũng là xã duy nhất của huyện miền núi Sông Hinh chưa có đường nhựa. Vào mùa mưa, tuyến giao thông huyết mạch ĐT 649 từ huyện về xã thường bị ách tắc làm cho Sông Hinh bị cô lập, hàng hoá phải trông nhờ phía Ma Đrắc đưa về. Là xã nằm trong tuyến đường thuộc trục giao thông miền Tây Phú Yên nối Bình Định - Đắc Lắc đang được ngành Giao thông vận tải nâng cấp mở rộng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Hy vọng vào năm 2008 tuyến đường này hoàn thành, lúc đó Sông Hinh sẽ không còn xa xôi, cách trở như bây giờ.
MAI ANH