2005 thật sự trở thành năm khởi sắc của dòng vốn FDI trở lại Việt
ĐÓN BẮT CƠ HỘI KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh, minh chứng cho sự phát triển năng động của Việt Nam
Thực tế những diễn biến dồn dập vào cuối năm qua cho thấy hoạt động đầu tư tại Việt
Do thu nhập của người dân các thành phố lớn tăng nhanh, nguồn vốn FDI có dấu hiệu bùng phát, tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định nên đang xảy ra hiện tượng kích hoạt đầu tư trên nhiều lĩnh vực. Nhiều tổ hợp cao ốc hiện đại dành cho thị trường bán lẻ hình thành ngày một nhiều như Diamond Plaza, Saigon Trade Centre, Saigon Square, Parkson, Zen Plaza, Big C… với những sản phẩm cao cấp đã được bày bán, tiếp thị rầm rộ. Họ đang săn đón một lớp người mới: các nhà đầu tư quốc tế, khách du lịch đến Việt
Ông David Matthews, Tổng Giám đốc Manulife Việt
BAO GIỜ HÓA RỒNG?
Các nhà đầu tư nước ngoài tại một hội thảo về chính sách đầu tư ở Việt Nam do Bộ Kế hoạch - Đầu tư tổ chức
2006 là năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010 mà mục tiêu quan trọng nhất dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định là đưa đất nước vượt qua ngưỡng một nước thu nhập thấp, trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp, đạt 1.000 USD/người vào năm 2010. Để đạt được mục tiêu đó và đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%/năm, ngay trong năm nay, tổng vốn đầu tư xã hội phải đạt trên 370.000 tỉ đồng (22 tỉ USD); trong đó đầu tư trong nước và nước ngoài phải đạt phân nửa. Đó là một thách thức lớn đòi hỏi đi đôi với việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, cần xây dựng một chương trình tiếp thị đầu tư quốc gia, có chiến lược và chính sách thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia, đầu tư từ các nước có công nghệ nguồn. Nhà nước phải mở đường và đồng hành cùng doanh nghiệp, các địa phương trong việc quảng bá thương hiệu, hình ảnh quốc gia trong tiếp thị đầu tư quốc tế.
VIỆT
Trong bối cảnh các nước khu vực đã có kinh nghiệm dày dạn xúc tiến đầu tư hiệu quả, yếu tố quyết định thành công là phải tăng cường khả năng cạnh tranh của nước ta trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Điều đáng mừng là Luật Đầu tư chung đã được thông qua vào kỳ họp Quốc hội cuối năm, được áp dụng cho cả đầu tư trong nước và nước ngoài, loại bỏ những quy định phân biệt đối xử bất hợp lý, đơn giản hoá thủ tục hành chính, mở rộng phạm vi, lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế. Chính phủ cũng đã bày tỏ thái độ kiên quyết thực hiện nguyên tắc áp dụng cơ chế ưu đãi đầu tư. Theo đó, từ nay nhà nước áp dụng cơ chế ưu đãi chung (cả về tín dụng, quyền sử dụng đất, chuyển giao công nghệ mới, về thuế…) theo lĩnh vực hoạt động, không phân biệt hình thức sở hữu và công bố rõ các mục tiêu đầu tư phát triển được nhà nước hỗ trợ vốn và ưu đãi khác cho mọi thành phần kinh tế tham gia đấu thầu theo nguyên tắc thị trường. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra một luồng sinh khí mới, bởi lẽ sự phát triển, hội nhập kinh tế đất nước phải là ý chí, sự nghiệp chung của nhân dân, của doanh nghiệp và các cơ quan công quyền, phải là sự đồng thuận của cả xã hội.
Không chỉ giới sản xuất mà nhiều công ty bán lẻ tên tuổi, các thương hiệu nổi tiếng quốc tế cũng đã đón đầu thời cơ, tìm kiếm cơ hội tại nước ta. Có nhiều chuyên gia đã nhận xét: Năm 2006 sẽ đánh dấu Việt
Trong thời kỳ 2006-2010, dự kiến số vốn cần huy động từ nước ngoài chiếm khoảng 30-35% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội và mỗi năm bình quân phải đạt trên 5 tỉ USD, 5 năm phải đạt 25-30 tỉ USD. Đó là một thách thức lớn. Tuy nhiên ta cũng đã bước đầu xây dựng được hình ảnh đất nước đáng tự hào, được cộng đồng các nhà tài trợ công nhận: sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, có ý chí cải tiến và cải thiện môi trường kinh doanh, đã trở thành một nền kinh tế mới nổi, thành quả xoá đói - giảm nghèo ấn tượng… Đó là bệ phóng cho sự phát triển đột phá trong tương lai. Có nhiều chuyên gia đã nhận xét: Năm 2006 sẽ đánh dấu Việt
Bao giờ nước ta hoá rồng là mối trăn trở, kỳ vọng của mỗi con dân Việt. Đã xuất hiện những dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên tại Diễn đàn Daonh nghiệp diễn ra cuối năm, ông J. Magennis, đại diện Phòng Thương mại Úc, đã khuyến cáo rất thẳng thắn: Muốn đạt được mục đích đó, cần dựa trên nền tảng của pháp luật, sự thực hiện kịp thời và toàn diện, một bộ máy nhà nước không thiên vị, một hệ thống toà án dùng luật pháp hướng dẫn và một nền truyền thông được trao quyền khám phá tham nhũng…
LÊ TIỀN TUYẾN