Tổng giám đốc Tổng Công ty Mía đường II Lê Văn Đông đã nhận định như vậy trong cuộc trao đổi với Phú Yên cuối tuần. Ông Đông giải thích:
Sau một thời gian giá đường xuống rất thấp, từ năm 2004 trở lại đây, đặc biệt là trong năm qua, giá đường tăng liên tục và đang ở mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Nguyên nhân chính là do sản lượng đường thế giới trong năm qua bị sụt giảm và ngay trong nước ta cũng tương tự như vậy nên không đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn trong tháng giáp Tết.
Hiện nay giá đường trên thế giới đang ở mức 420- 430 USD/ tấn, nếu nhập vào nước ta phải thêm thuế nhập khẩu 20% và phí vận chuyển nữa thì lên khoảng 520- 530 USD/tấn, tương đương với 8.200- 8.500 đồng/kg. Ngay tại Thái Lan, hiện tại đang vào chính vụ, nhưng giá đường cũng rất cao. Đường Thái Lan nhập lậu ở các cửa khẩu phía
Giá thu mua mía nguyên liệu tăng mạnh - Ảnh: Kim Sa
Giá đường biến động còn do một số nhà thương mại có khuynh hướng giữ đường. Để “hạ nhiệt” giá đường trong nước, Bộ Thương mại đã cho phép nhập khẩu một lượng đường khá lớn, cũng phải mất 2 tháng đường nhập khẩu mới có ở thị trường nước ta. Nói như vậy để thấy giá đường trong thời gian trước mắt vẫn còn ở mức cao và có xu hướng ổn định ở mức 8.000- 9.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá đảm bảo hoạt động hiệu quả cho ngành mía đường Việt
* Theo ông các nhà máy đường Phú Yên nên làm gì để tranh thủ thời cơ này?
Có thể nói, giá đường tăng là cơ hội lớn cho ngành mía đường nước ta, trong đó bao gồm các nhà máy và nông dân trồng mía. Giá đường cao như vậy, các nhà máy cũng mua mía với giá rất cao. Tại Phú Yên, các nhà máy đường đang mua với giá trên 500.000 đồng/tấn, tăng gần gấp 2 lần so với vụ trước. Điều này làm cho người trồng mía rất phấn khởi.
Nguyên liệu là đầu vào rất quan trọng, nếu không nói là quyết định đến sự sống còn của nhà máy. Do vậy, đối với Phú Yên, tôi mong 2 nhà máy KCP Sơn Hòa và Tuy Hoà làm sao đầu tư và mua mía đến tận người nông dân. Đây là cơ hội để các nhà máy mạnh dạn đầu tư cho bà con thâm canh mía.
Hiện nay, năng suất mía mới của Phú Yên đạt trên dưới 50 tấn/ha thì còn thấp lắm. Ở các tỉnh phía
* Bên cạnh những tín hiệu khả quan mà ông cho là “thời cơ”, ngành mía đường nước ta đang đối mặt với những thách thức gì?
- Nước ta đang chuẩn bị hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đây là một thách thức lớn đối với công nghiệp mía đường. Hiện nay các nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy đều tăng cao. Giá đường hiện tại cho phép các nhà máy mua mía nguyên liệu với giá cao. Với năng suất mía của tỉnh thấp như hiện tại, người nông dân bán mía có lãi và nhà máy cũng chấp nhận được. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lường trước khi giá đường giảm. Lúc đó các nhà máy sẽ hạ giá mua nguyên liệu, thì những vùng nguyên liêu được thâm canh có năng suất mía cao, 90-100 tấn/ha, người trồng mía vẫn có lãi khá và vùng nguyên liệu mía được duy trì, bảo đảm cho công nghiệp chế biến mía đường đủ sức cạnh tranh khi chúng ta gia nhập WTO.
* Xin cảm ơn ông!
NGUYÊN TRƯỜNG thực hiện