Trong đợt tiếp xúc cửtri trước kỳhọp thứ5, Quốc hội khóaXIII củađại biểu Quốc hội tỉnh, nhiều cử tri cho rằng mục đích đấu giávàng làđể các ngân hàng tất toán vàng cho dân nhưng thực tế thì không phải vì dân mà vì lợi ích của các ngân hàng. Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm rõ vấn đề này.
Từ phản ánh này, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên đã cóvăn bảnđề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) xem xét giải quyết. Mới đây NHNNVN có Công văn số 6344 ngày 4/9/2013 trả lời, nội dung cụ thể như sau:
Thực hiện Nghị quyết số31/2012/QH13 ngày 29/11/2012 tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, NHNNVN đã triển khai nhiều giải pháp bình ổn thị trường vàng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp như sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới kinh doanh mua bán vàng miếng có quản lý, thực hiện chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng của tổ chức tín dụng (TCTD), không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
Từ năm 2000, thực hiện chủ trương khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, NHNNVN đã ban hành Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN cho phép các TCTD được huy động, cho vay vốn bằng vàng và chuyển đổi 30% nguồn vốn huy động bằng vàng sang VND. Chính sách này đã phát huy tác dụng trong giai đoạn giá vàng thế giới và trong nước ổn định. Tuy nhiên, kể từ năm 2008 đến nay khi thị trường vàng thế giới và trong nước biến động tăng mạnh, chính sách này đã bộc lộ nhiều bất cập và không phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường. Việc cho phép huy động, cho vay vàng và chuyển đổi vàng thành tiền đã gián tiếp dẫn tới tình trạng “vàng hóa” trong nền kinh tế, làm gia tăng tình trạng đầu cơ vàng, nắm giữ vàng trong nền kinh tế và gây rủi ro lớn cho TCTD, gây bất ổn, mất an toàn hệ thống và rủi ro cho chính người vay vàng.
Trước thực trạng đó, NHNNVN đã kiên quyết áp dụng các biện pháp đồng bộ để thực hiện lộ trình nhằm chấm dứt hoạt động huy động, cho vay vốn bằng vàng, yêu cầu các TCTD phải tất toán số dư vàng huy động để chi trả cho người dân trước đây đã gửi vàng tại TCTD. Đây là biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích của người dân, an toàn cho hệ thống TCTD nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Đến đầu tháng 7/2013, tất cả 18 TCTD đã tất toán hoàn toàn số dư huy động vốn bằng vàng để chi trả cho khách hàng. Trước đây các TCTD đã chuyển đổi vàng thành tiền với giá thấp, đến nay khi phải chi trả vàng huy động cho khách hàng, các TCTD đã phải mua vàng với giá cao, do đó nhiều TCTD đã bị lỗ từ hoạt động này.
Từ đầu năm 2013, đánh giá thực trạng mất cân đối về cung cầu vàng miếng trên thị trường, NHNNVN đã khẩn trương xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để triển khai giải pháp can thiệp thông qua hình thức đấu thầu bán vàng miếng nhằm tăng cung cho thị trường. Việc lựa chọn hình thức đấu thầu bán vàng miếng là biện pháp phù hợp nhất để đáp ứng nhu cầu mua vàng miếng của người dân, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân được chi trả vàng đúng hạn.
Thực tếtriển khai hoạtđộng bán vàng can thiệp cho thấy toàn bộ quy trình đấu thầu bán vàng miếng (thông báo mời thầu, đặt thầu, xácđịnh kết quảđấu thầu) đã được thực hiện thông suốt, an toàn, công khai, minh bạch. Giá trúng thầu được xác định trên cơ sở cạnh tranh, luôn bám sát giá thị trường, do vậy, đã ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, làm giá và ngăn chặn phát sinh lợi ích nhóm. Các tổ chức trúng thầu bao gồm các TCTD, doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ mua, bán vàng miếng với NHNNVN.
Từ ngày 28/3/2013 đến 23/8/2013, NHNNVN đã tổ chức 55 phiên đấu thầu bán vàng miếng, tổng khối lượng vàng miếng đã bán ra thị trường khoảng 55,42 tấn. Trong tổng số khối lượng vàng miếng trúng thầu, có gần 30 tấn được các TCTD sử dụng để tất toán số dư huy động vốn bằng vàng; phần còn lại các TCTD, doanh nghiệp trúng thầu đã sử dụng để bán ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Như vậy, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về quản lý thị trường vàng, NHNNVN đã áp dụng giải pháp bán vàng miếng thông qua đấu thầu để tăng cung cho thị trường vàng. Đây là giải pháp được thực hiện một cách công khai, minh bạch nhằm thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường, đảm bảo lợi ích của người dân và không vì lợi ích nhóm của các ngân hàng. Chênh lệch thu chi từ việc bán vàng miếng được chuyển cho ngân sách nhà nước.