Thứ Sáu, 22/11/2024 15:35 CH
Dựng trường ở vùng cực Bắc tỉnh
Chủ Nhật, 12/11/2023 08:00 SA

Đã nhiu năm tôi chưa tr li nơi này, mi đây, người bn nhà giáo sau thi gian dài hành phương Nam xuôi ngược, nay lung tui quy c hương mi tôi ra quê bn thăm li chn xưa. Đó là mt vùng quê mênh mông tri rng t cu Bình Phú đến đèo Cù Mông tiếp giáp tnh bn Bình Định, nơi đó có ngôi trường đặc bit được xây dng ngay sau khi đất nước thng nht.

 

Hiệu trưởng Hoàng Huy Đoàn (phải) cùng em T.K.L, học sinh lớp 9 niên khóa 1981-1982 đạt giải học sinh giỏi Văn quốc gia. Ảnh tư liệu

Vượt khó xây dựng trường

 

Phải nói rằng nơi đây là một vùng đất học. Bên cạnh những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, chu cấp đầy đủ cho con em học hành; còn đa số là nông dân chân lấm tay bùn, lao động vất vả nhưng cũng dành dụm đầu tư cho con ăn học bằng tất cả khả năng của mình.

 

Phát huy truyền thống hiếu học ấy, sau năm 1975, giữa “núi” công việc ngổn ngang bộn bề do chiến tranh để lại, xã Xuân Lộc hưởng ứng chủ trương của Nhà nước đã xúc tiến việc mở trường cấp II cho con em địa phương và các xã lân cận. Năm học 1975-1976 là năm học đầu tiên trong lịch sử giáo dục nơi vùng đất còn khó khăn này mở ra một trường cấp II, với hai lớp 6, một lớp 7, một lớp 8 và một lớp 9 thu hút hàng trăm con em các xã phía Bắc tỉnh nhà, cùng học sinh địa phương trước đây tản mác theo học các nơi xa nay tề tựu về đây.

 

Với phương châm vừa dạy học, vừa dựng trường nên ngoài giờ lên lớp, thầy trò cùng nhau lao động khẩn trương xây dựng trường. Thầy Hoàng Huy Đoàn, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường cấp II Xuân Lộc, trong báo cáo điển hình tại Đại hội Thi đua 2 tốt ngành Giáo dục tỉnh Phú Khánh lần thứ I, diễn ra vào tháng 12/1979 tại TP Nha Trang, cho hay: “Thầy trò chúng tôi quyết tâm dựng Trường cấp II Xuân Lộc trên diện tích gần 5ha mấp mô toàn cát khô khốc cùng cây hoang dại tự mọc như: xương rồng bàn chải, sam, tràm… Đội ngũ giáo viên hầu hết ở xa nên thêm chuyện khó khăn về nơi ăn chốn ở”.

 

Thầy Phan Văn Phước, nguyên Phó Hiệu trưởng nhà trường, là thầy giáo hiếm hoi người địa phương, bộc bạch: Hồi đó, lớp nào học buổi sáng thì buổi chiều tập trung và ngược lại, ngày nghỉ cuối tuần thầy trò tập trung, phân thành nhiều tổ nhóm. Một số nhóm lo phát quang cây dại, giải phóng mặt bằng khuôn viên trường. Nhóm khỏe hơn kéo nhau lên thung lũng Sình (sau núi Hòn Bồ) cách trường khoảng chục cây số chặt cây về dựng phòng, rồi lợp tre tranh che chắn nắng mưa. Nhóm khác đi gánh đất sét, đất sỏi trên núi Một, núi Chùa về trộn với rơm trét vách, vừa làm phòng học tạm vừa làm nhà ở tập thể cho giáo viên nơi xa. Nhiều khi đang bữa ăn của giáo viên hoặc lớp đang học bất chợt gặp cơn gió mạnh cát bay mù mịt phủ lên chén cơm, phủ lên sách vở, rát mặt rát mày cả thầy lẫn trò nên lãnh đạo nhà trường khẩn trương vận động trồng dừa, trồng dương, sau trồng thêm đào lộn hột, rồi phân công nhau gánh nước tưới thường xuyên cho cây mau lớn kịp ngăn cản gió cát. Không khí học tập, lao động của thầy trò Trường cấp II Xuân Lộc lúc ấy như một công trường sôi động. Vậy mà học sinh những niên khóa này nhiều em là học sinh giỏi của huyện, của tỉnh, có em còn đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp quốc gia, như em T.K.L lớp 9 niên khóa 1981-1982 đạt giải ba học sinh giỏi Văn toàn quốc. Với những thành tích nổi bật, Trường cấp II Xuân Lộc trở thành một trong số ít lá cờ đầu của ngành Giáo dục tỉnh Phú Khánh, thầy Hoàng Huy Đoàn là chiến sĩ thi đua nhiều năm liền.

 

Trường cấp II-III Quang Trung năm đầu tiên 1984. Ảnh tư liệu

 

Thu hút học sinh đến lớp

 

Đất nước bước vào thời kỳ xây dựng, diện mạo làng quê ngày càng tươi sáng. Việc học hành của con em nơi đây càng được chú trọng. Sau 9 năm phát triển cấp II, địa phương vùng cực Bắc tỉnh Phú Khánh mong muốn có trường cấp III để học sinh khỏi phải đi xa. Được sự chấp thuận của chính quyền và lãnh đạo ngành Giáo dục, Trường cấp II Xuân Lộc mở rộng và nâng cấp. Tháng 8/1984, Trường cấp II-III Quang Trung chính thức ra mắt và đi vào hoạt động với hàng chục lớp học, riêng cấp III năm đầu tiên đã có ba lớp 10 và một lớp 11. Học sinh ngày càng đông, nhiều phòng học và phòng chức năng được xây dựng thêm. Nhằm đáp ứng sự phát triển lớn mạnh của học sinh cấp III nơi đây, tháng 7/2011, Trường THPT Phan Chu Trinh được thành lập trên cơ sở từ Trường cấp II-III Quang Trung. Còn học sinh THCS học Trường THCS Bùi Thị Xuân.

 

Đến thăm Trường THPT Phan Chu Trinh vào một sáng mới đây, trước cơ ngơi khang trang, bề thế, sạch đẹp, Hiệu trưởng nhà trường Phan Văn Tùng phấn khởi cho biết: Nhà trường được cấp trên công nhận đạt chuẩn quốc gia mấy năm nay. Ngay niên khóa 2023-2024 này, trường có hơn 1.240 học sinh, với 29 lớp từ khối 10-12. Với diện tích mặt bằng 35.217m2, trường có 21 phòng kiên cố được trang bị các phương tiện hiện đại phục vụ tốt việc dạy và học. Nhờ vậy, nhiều năm qua chất lượng học sinh nâng cao rõ rệt, đạt nhiều thành tích đáng kể trên các lĩnh vực.

 

Năm 2024, nhà trường tròn 40 năm đào tạo học sinh THPT. Bao lớp con em ở vùng cực Bắc của tỉnh được học hành, rèn luyện ngay trên quê mình sẽ tề tựu về đây để nhắc nhớ một thời vượt khó xây dựng trường.

 

NGUYN TƯỜNG VĂN

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek