Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lâu dài bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cùng với biết bao chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ các ngành, ngành giáo dục đã có những đóng góp to lớn, vừa góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, vừa chuẩn bị nguồn lực con người cho sự nghiệp xây dựng đất nước mai sau.
Chúc mừng cô nhân Ngày Nhà giáo - Ảnh: D.T.Xuân |
Ở miền Bắc, các trường đại học, trung cấp, phổ thông cấp hai, ba ở thủ đô Hà Nội và các thành phố, thị xã sơ tán về các vùng núi, vùng nông thôn hẻo lánh tiếp tục dạy và học. Ở miền
… “Đạo dân con khi Tổ quốc lâm nguy
Lòng kẻ sĩ trước đồng bào đau khổ
Đã chung máu chảy ruột mềm
Sá ngại bom rơi đạn nổ!
Ào ào khí thế, quân, dân từ hậu tuyến: Xung phong
Rạo rực tinh thần, giáo giới hướng tiền phương: thượng lộ (1)
Các thầy, cô giáo đã dựa hẳn vào dân, cùng nhân dân khắc phục mọi trở ngại, khó khăn, mở mang trường lớp:
“Đồng cam, cộng khổ, được nhân dân đùm bọc thương yêu
Vững chí, bền gan, đưa giáo dục đi vào qui củ…
Cho dù kẻ địch có:
… “Dội bom rải thảm, phá tan bao lớp học, cơ quan
Rải chất độc da cam, giết hại cả cỏ cây, muông thú…
Thì các thầy, cô giáo vẫn:
“Hai vai kiếm bút, giáo viên cùng bộ đội xông pha
Một dạ sắt son, trường học với dân thôn gắn bó.
Trong cuộc chiến đấu sống mái với kẻ thù, không ít nhà giáo đã hy sinh, đã bị địch bắt cầm tù, hoặc đã trở thành thương binh.
… “Nào những buổi giao tranh ác liệt,
giữa chiến trường thịt nát, thân tan.
Nào những ngày tra tấn dã man,
trong tù ngục xương rơi, máu đổ.
Mấy thập kỷ kiên cường chiến đấu,
đất anh hùng dũng khí vươn cao
Bao nhiêu người oanh liệt hy sinh,
ngành giáo dục đau thương chẳng nhỏ (2)
Người viết bài này có một thời gian ngắn làm công tác giáo dục ở tỉnh nhà trong giai đoạn chống Mỹ. Giờ đây, các đồng nghiệp cũ của tôi ở Trường cấp II Hòn Nhọn năm ấy, từ thầy hiệu phó Huỳnh Thanh Phong, đến các thầy: thầy Công, thầy Đán, thầy Chính, thầy Vĩnh, thầy Hoàng, kẻ trước người sau đều trở thành liệt sĩ.
Nhân ngày kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi, những người thầy giáo thời chống Mỹ đã về hội ngộ trên mảnh đất Tây Ninh, căn cứ Trung ương Cục miền Nam, cúi đầu trước tấm bia tưởng niệm và danh sách các liệt sĩ ngành giáo dục, lòng bồi hồi xúc động, không cầm được nước mắt.
… “Bâng khuâng kẻ mất người còn
Man mác tình xưa nghĩa cũ
Dâng bó hoa, khó nén lòng đau
Rót ly rượu, khôn cầm lệ nhỏ
Vươn cao bút nọ, hưởng đỉnh trời xanh
Mở rộng sách này, ghi dòng chữ đỏ:
Hiến thân cho nước: sống đã vinh mà thác cũng vinh
Hết dạ vì dân: mệnh chẳng thọ mà danh lại thọ
Đạo làm thầy mãi mãi nêu cao
Gương trí thức đời đời sáng tỏ!”
Tên tuổi các anh các chị sẽ ngàn thu sống mãi trong lòng dân tộc, trong lòng mỗi thầy, cô giáo, cán bộ giáo dục và lớp lớp học sinh, sinh viên.
“Đạo làm thầy mãi mãi nêu cao!”, đó là lời hứa, là lời thề thiêng liêng của mỗi thầy, cô giáo, mỗi cán bộ ngành giáo dục – đào tạo chúng ta hôm nay, để xứng đáng với trọng trách mà Tổ quốc và nhân dân giao cho: góp phần giáo dục, bồi dưỡng con người mới Việt Nam từ tuổi ấu thơ, đến bước trưởng thành.
BẰNG TÍN
___________
(1) Các đoạn trích trong bài này đều lấy từ Văn bia tưởng niệm liệt sĩ giáo dục đặt tại Tây Ninh, của giáo sư, anh hùng lao động Vũ Khiêu
(2) Theo thống kê chưa đầy đủ, trên chiến trường miền