Tính đến cuối năm ngoái, mới cổ phần hoá được 2.935 doanh nghiệp nhà nước, chiếm 12% tổng số vốn trong các doanh nghiệp nhà nước. "Đây là một con số đáng để suy nghĩ sau 15 năm thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước vì theo số liệu thống kê bình quân Nhà nước phải đầu tư 20 đồng vốn, mới thu được 1 đồng lãi".
Hôm qua (6/11), Quốc họp phiên toàn thể tại Hội trường, nghe và thảo luận về kết quả cổ phần hoá và việc giám sát thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được điều khiển phiên họp.
Đại biểu Dương Kim Anh
Thảo luận về nội dung này, các đại biểu Quốc hội đều cho rằng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, là một cuộc "cách mạng" làm thay đổi tư duy quản lý doanh nghiệp, góp phần làm tăng thêm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng rất quan tâm đến những bất cập trong khi tiến hành chủ trương này như tiến độ cổ phần hoá còn chậm, số lượng các DNNN thực hiện cổ phần hóa nhiều nhưng số vốn các doanh nghiệp nắm giữ sau cổ phần hóa lại nhỏ. Bên cạnh đó là tình trạng lúng túng trong việc xử lý mối quan hệ giữa cổ phần hóa và tư nhân hóa; công nhân của doanh nghiệp cổ phần hoá mất đi quyền làm chủ của mình...
TIẾN ĐỘ CỔ PHẦN HÓA CÒN CHẬM
Theo đại biểu Đặng Ngọc Tùng (đoàn thành phố Hồ Chí Minh), tính đến
Đề cập đến nguyên nhân tiến độ cổ phần hoá DNNN chậm, đại biểu Dương Kim Anh (đoàn Trà Vinh) đặt câu hỏi “Phải chăng nhiều cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp cố tình không hiểu cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, để kéo dài vai trò lãnh đạo độc quyền, vì quyền lợi cá nhân?”. Đồng thời cho rằng, trong khi tiến hành sắp xếp đổi mới doanh nghiệp chúng ta cũng nên chọn lọc và kiên quyết không để Tổng giám đốc công ty hay Giám đốc doanh nghiệp nào không đủ năng lực, uy tín, tiếp tục giữ vị trí lãnh đạo sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp. Chính phủ, các địa phương, đơn vị cần rà soát lại đội ngũ cán bộ, ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp để chuyển đổi những cán bộ không đủ năng lực chuyên môn làm việc khác phù hợp hơn. Bố trí thêm những cán bộ chuyên môn sâu, nhiệt tình, tâm huyết và có kinh nghiệm để giúp Chính phủ và lãnh đạo các địa phương, Bộ, ngành thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đúng tiến độ, đúng mục tiêu yêu cầu đã đề ra.
Cùng quan điểm với đại biểu Dương Kim Anh, đại biểu Nguyễn Viết Chức (đoàn Hà Nội) cho rằng, phải nghiêm trị những cá nhân, đơn vị cố ý làm chậm cổ phần hoá, lợi dụng cổ phần hoá để trục lợi. Bên cạnh đó, phải đổi mới tư duy hơn nữa, cụ thể Nhà nước đóng vai trò chủ đạo không chỉ về số vốn, mà cả về hiệu quả kinh doanh.
PHẢI ĐẢM BẢO LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Theo đại biểu Đặng Ngọc Tùng, mặt bằng nhà xưởng rộng là yếu tố đẩy giá cổ phần lên cao. Có những doanh nghiệp tuy không có thương hiệu mạnh, cũng không có khả năng sinh lời cao trong phương án sản xuất kinh doanh, không có giá trị lợi thế, nhưng nhờ có ưu thế về mặt bằng nhà xưởng nên giá cổ phiếu khi đưa ra đấu giá tăng lên rất cao. Hậu quả là công nhân của những đơn vị này dù được mua cổ phần với giá ưu đãi giảm 40%, nhưng họ không có tiền để mua và phải bán non cho các nhà đầu tư lớn, đặc biệt trong đó không ít chính là lãnh đạo của doanh nghiệp, thậm chí họ bán lại cho lãnh đạo doanh nghiệp với giá khá thấp. Sau đó đưa cổ phần lên sàn thì một số ít người trở thành tỷ phú mới, còn đại đa số công nhân nghèo vẫn hoàn nghèo, đi làm thuê cho các ông chủ mới.
Đề cập đến nguyên nhân khiến người công nhân mất đi vai trò làm chủ của mình, đại biểu Nguyễn Kim Khanh (đoàn Bình Phước) cho rằng, ý thức và vai trò làm chủ của người công nhân trong doanh nghiệp được cổ phần hoá còn hạn chế, cộng vào đó là khả năng tài chính cũng không có. Để mua được 5% cổ phần của mình người công nhân cần phải có một lượng tiền không nhỏ, trong lúc đồng lương có hạn và chính vì khó khăn về tài chính đã làm họ mất đi vai trò làm chủ của mình. Đại biểu Nguyễn Kim Thanh trích dẫn số liệu giám sát ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, khi mới bắt đầu thực hiện cổ phần hoá, người lao động nắm giữ 42% cổ phần, tuy nhiên đến năm 2005, con số này chỉ còn 35% và trên thực tế, con số này còn thấp hơn nữa.
Để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp, các đại biểu đề nghị cần có những chính sách cụ thể như ưu tiên cho người lao động trong doanh nghiệp được mua cổ phần trước với giá ưu đãi; bán trả chậm hoặc cho người lao động vay tiền mua cổ phần…, có như thế mới đảm bảo được lợi ích cho người lao động.
Hôm nay (7/11), Quốc hội tiếp tục làm việc tại Hội trường, nghe và thảo luận báo cáo của Bộ Giáo dục-Đào tạo về tình hình đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề./.
Theo VOV