Một già làng ở xã |
KRÔNG PA: CỒNG CHIÊNG THÚC GIỤC ÐI BẦU CỬ
Ngay từ sáng sớm, tiếng cồng chiêng vang lên khắp các thôn buôn xã vùng cao
Đúng 6g, tại 7 khu vực bỏ phiếu của xã Krông Pa, lễ khai mạc diễn ra với sự tham dự của hàng ngàn cử tri, trong đó trên 80% là đồng bào dân tộc Ê Đê và Chăm H’roi. Đây là xã giáp ranh với xã Chư Ngọc (huyện
Đến với các buôn Lé A, Lé B, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là ý thức trách nhiệm công dân của bà con dân tộc Ê Đê, Chăm H’roi nơi đây. 75 tuổi, mắt không còn tinh, tai không còn thính, chỉ biết ký mỗi cái tên của mình khi cần thiết, nhưng Oi Dếch ở buôn Khăm lại biết rõ xã nhà có 39 ứng cử viên, bầu 25 đại biểu. Oi Dếch cho biết: “Mình có con, có cháu kể cho, lại có báo đài hàng ngày nên không thiếu thông tin đâu. Tụi trẻ bây giờ được học hành đầy đủ, nhận thức tốt nên biết ai yếu, ai giỏi, ai có đức, có tài. Mình cứ hỏi con cháu để biết mà đi bỏ phiếu”.
Để ngày bầu cử thật sự trở thành ngày hội của toàn dân, sau khi tiếp thu, quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Đảng bộ và chính quyền xã Krông Pa đã triển khai công tác bầu cử tới tận thôn buôn. UBND xã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền bầu cử để người dân trên địa bàn xã nắm rõ quy định, quy trình của cuộc bầu cử cũng như quyền và nghĩa vụ của công dân đối với cuộc bầu cử. Qua lá phiếu bầu, cử tri xã Krông Pa đặt niềm tin, kỳ vọng vào các đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, mong muốn sắp đến có chính sách phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn sản xuất cho nhân dân.
Chào cờ trước khi tiến hành bầu cử tại tổ bầu cử số 5 thôn Vũng Rô (xã Hòa Xuân |
PHÚ MỠ: MẶC ÐỒ ÐẸP LÀM NGHĨA VỤ CÔNG DÂN
Từ 5g30, cử tri ở các thôn Phú Đồng, Phú Hải, làng Bè, làng Hội thuộc thôn Phú Giang và các thôn Phú Tiến, Phú Lợi (xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân) đã tập trung về các khu vực bỏ phiếu để thực hiện quyền công dân. Đúng 6g, thôn làm lễ chào cờ trước khi phổ biến một lần nữa về quy cách bỏ phiếu và những điều cử tri cần biết.
Đi bầu cử, các cô gái ở làng Hội (thôn Phú Giang) xúng xính trong những bộ trang phục truyền thống. Cô gái Kpá Thị Út bẽn lẽn nói: “Lần đầu tiên mình được đi bầu cử, chọn lựa người đại diện cho mình nên thấy rất hồi hộp. Hôm nay vui nên chị em mới rủ nhau mặc đồ đẹp đấy”. Ở tổ bầu cử làng Hội, già làng Oi Tỉnh và Ma Minh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt
Ở tổ bầu cử làng Bè (thôn Phú Giang), không khí cũng rất rộn ràng. Tổ này có 250 cử tri, trong đó có 13 cử tri là công nhân đang làm việc tại công trình Nhà máy Thủy điện La Hiêng, còn lại là đồng bào trong buôn. Mới 8g, cử tri trong buôn đi bầu đạt gần 100%.
Ở các thôn Phú Đồng, Phú Lợi và Phú Hải, cử tri cũng đi bầu cử rất sớm. 8g, tổ bầu cử thôn Phú Hải đã có 100% cử tri đi bầu. Tổ này có 146 cử tri và là tổ có số cử tri đi bầu đạt 100% sớm nhất. Ma Meo, Trưởng thôn Phú Hải, nói: “Ngày bầu cử lần này diễn ra sau mùa thu hoạch nên bà con tương đối rảnh rỗi. Còn một số người chưa cuốc xong cỏ sắn nên tranh thủ đi bầu cử sớm để còn về đi rẫy”.
Ông So Bếp, Chủ tịch UBND xã đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Bầu cử xã Phú Mỡ, cho biết: “Nhờ công tác tuyên truyền tốt nên bà con hiểu được ý nghĩa của ngày bầu cử. Sáng nay, hầu hết bà con đều không đi rẫy sớm như mọi khi mà đi bầu cử, sau đó mới đi rẫy. Tình hình an ninh trật tự đến thời điểm này được bảo đảm”. Đến 8g30, đã có 4 tổ bầu cử ở làng Bè (Phú Giang), Phú Lợi, Phú Đồng, Phú Hải đạt 100% số cử tri đi bầu. Có mặt tại địa bàn, thượng tá Nguyễn Hữu Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Đồng Xuân, Trưởng ban Quân sự huyện, chỉ đạo: “Bà con đi bầu cử sớm và đạt tỉ lệ cao là rất tốt, nhưng các đồng chí trong ban bầu cử, tổ bầu cử không được chủ quan, thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của trên về thời gian kiểm phiếu”.
Trên đường từ Phú Mỡ trở về, chúng tôi thỉnh thoảng gặp bà con đang cuốc cỏ sắn trên những đám rẫy ở hai bên đường. Hình ảnh ấy cùng với hình ảnh bà con ngồi dưới bóng mát nhà sàn chờ đến lượt mình bỏ phiếu cho thấy sự chân chất, thật thà, một niềm tin to lớn vào Đảng, vào chính quyền của bà con đồng bào dân tộc Chăm nơi đây. Bỏ lá phiếu xong, trên gương mặt ai cũng rạng ngời tin tưởng những đại biểu mà mình lựa chọn sẽ đại diện nói lên tiếng nói và vì lợi ích chung của nhân dân.
Thiếu nữ xã Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân) mặc đồ đẹp đi bầu cử - Ảnh: T.QUỚI |
BÁN ÐẢO TỪ NHAM DẬY SỚM
Mờ sáng 22/5, thôn Từ Nham (xã Xuân Thịnh, TX Sông Cầu) rộn ràng không khí bầu cử. 6g15, hàng trăm cử tri trong thôn thuộc tổ bầu cử số 5 và số 6 (xã Xuân Thịnh) đã tề tựu đông đủ tại Trường THCS Lê Thánh Tông để tham gia bầu cử. Sau lễ chào cờ, những cử tri cao tuổi nhất ở xã Xuân Thịnh đã bỏ những lá phiếu đầu tiên bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp. Sau đó, cử tri trong thôn và cử tri là bộ đội biên phòng bỏ phiếu bầu cử.
Là người lớn tuổi nhất bỏ lá phiếu đầu tiên, ông Mạc Hữu Nguyên (SN 1930, tổ bầu cử số 6) xúc động nói: “Tôi đã tham gia 5 kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Với tôi đây là kỳ bầu cử có nhiều ý nghĩa, gắn với nhiều đổi thay rõ rệt của quê hương. Lúc trước, Từ Nham còn nhiều khó khăn. Nhờ sự đầu tư của Đảng và Nhà nước, đến nay thôn đã có điện, có đường, có trường học… Với lá phiếu này, tôi mong những người trúng cử sẽ phát huy hơn nữa trách nhiệm của mình, góp tiếng nói xây dựng quê hương ngày càng phát triển”.
Đối với cử tri trẻ Lê Thị Xuân (SN 1993, tổ bầu cử số 5), ngày 22/5 là một ngày không thể nào quên trong cuộc đời. Cầm lá phiếu trên tay, Xuân phấn khởi nói: “Tôi mong các đại biểu được bầu đợt này sẽ mang hết tài đức góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh, có chủ trương, chính sách đầu tư cho lớp trẻ chúng tôi có điều kiện học tập, được cống hiến, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vùng biển đảo quê hương”.
Ông Mai Văn Xuân, phụ trách công tác bầu cử ở thôn Từ Nham, cho biết: “Từ Nham có hai tổ bầu cử với 1.632 cử tri. Đây là thôn có cử tri đông nhất thuộc xã Xuân Thịnh”.
Các cụ già ở thôn Từ Nham (xã Xuân Thịnh, TX Sông Cầu) tìm hiểu kỹ về các ứng cử viên trước khi bầu cử - Ảnh: V.TÀI |
CÔNG NHÂN ÐÈN BIỂN, NHÂN VIÊN ÐÀI VI BA... CÙNG ÐI BỎ PHIẾU
Mặt trời vừa ló dạng, các cử tri ở thôn Vũng Rô (xã Hòa Xuân
Tại tổ bầu cử số 5, ngoài cử tri địa phương còn có cả cử tri là bộ đội biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Rô, nhân viên Trạm vi ba Đèo Cả, Cung đường sắt Vũng Rô, Trạm hải đăng Hòn Nưa, Mũi Điện.
Cử tri Nguyễn Ngọc Thắng ở Trạm hải đăng Mũi Điện vui vẻ kể: “Một số anh em ở trạm đã về từ ngày hôm trước và ngủ ở nhà người quen để sáng hôm sau đi bầu cử sớm rồi quay về làm nhiệm vụ cho các anh em khác tiếp tục đi”. Ông Lê Hàng ở thôn Vũng Rô, người có mặt sớm nhất ở tổ bầu cử số 5 và cũng là người bỏ lá phiếu đầu tiên, bày tỏ: “Tôi mong đại biểu Quốc hội không chỉ là người có năng lực, trí tuệ mà còn phải có tầm nhìn và bản lĩnh chính trị để đề ra những quyết sách quan trọng, hữu ích cho quê hương, đặc biệt là quan tâm đến chính sách cho ngư dân, người nuôi hải sản vay vốn”. Anh lính trẻ Trần Kim Đồng ở Đồn biên phòng Cửa khẩu cảng Vũng Rô hào hứng nói: “Đây là lần đầu tiên đi bầu cử, tôi thấy mình trưởng thành hơn. Tôi rất muốn sau khi xuất ngũ được tạo điều kiện có việc làm ổn định. Đó cũng chính là mong muốn của rất nhiều người lính trẻ như tôi”.
Ông Trần Văn Ngãi, Chủ tịch xã Hòa Xuân
H.NAM - P.NAM - V.TÀI - T.QUỚI - T.THẢO