Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm khẳng định sự chủ động và tích cực của Việt Nam tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 6 đã được nước chủ nhà và các bạn bè ASEM đánh giá cao, và đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế nói chung và trong khuôn khổ Diễn đàn ASEM nói riêng.
Đoàn cấp cao Việt Nam và Pháp gặp gỡ trong khuôn khổ ASEM 6
Ngay sau khi Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại EC, Vương quốc Bỉ và dự Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 6 (ASEM 6), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã trả lời phỏng vấn của TTXVN. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
* Nhân dịp đi dự Hội nghị cấp cao ASEM 6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm làm việc tại EC và Bỉ. Xin Phó Thủ tướng đánh giá về kết quả của chuyến thăm này?
- Trước khi tham dự Hội nghị CC ASEM6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm làm việc hết sức thành công tới EC và Bỉ.
Việc ta chọn EU là đối tác đầu tiên thăm song phương đã được EU đánh giá rất cao và có tác động tích cực. Cuộc Hội đàm giữa Thủ tướng ta với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Barosso đã diễn ra trên tinh thần hữu nghị, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau với cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai Đề án tổng thể về phát triển quan hệ toàn diện với Liên minh châu Âu (được Chính phủ Việt Nam thông qua 6/2005) để đưa mối quan hệ đi vào chiều sâu, ổn định lâu dài.
Các đại biểu tham dự Hội nghị cấp cao ASEM 6
Chủ tịch Barosso khẳng định Việt Nam là đối tác hàng đầu của EU ở châu Á, hứa sẽ duy trì mức viện trợ 160 triệu Euro cho Việt Nam trong 4 năm tới. Ông nhất trí về nguyên tắc với ta về việc có thể đàm phán ký một Hiệp định Hợp tác mới thay thế cho Hiệp định hợp tác khung giữa Việt Nam và Cộng đồng châu Âu đã ký năm 1995, đồng thời hoan nghênh đề nghị của ta về việc thiết lập cơ chế trao đổi định kỳ hai bên ở cấp Bộ trưởng. Ông khẳng định hoàn toàn ủng hộ Việt
Tại cuộc hội đàm với Thủ tướng ta, Thủ tướng Bỉ Ghi Phehốpxtát đánh giá cao những thành tựu đổi mới của Việt Nam trong thời gian qua và khẳng định tiếp tục coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu của Bỉ, cam kết tiếp tục dành cho Việt Nam vị trí ưu tiên trong số các nước tiếp nhận viện trợ phát triển của Bỉ. Thủ tướng Bỉ đánh giá cao và nhất trí với các đề nghị của Thủ tướng ta nhằm đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước ngày càng phát triển.
* Thưa Phó Thủ tướng, còn những kết quả nổi bật của Hội nghị ASEM 6 là gì?
- Với chủ đề 10 năm ASEM: Thách thức toàn cầu - Ứng phó chung, Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 6 (ASEM 6) diễn ra từ ngày 10-11/9/2006 tại Henxinhki, Phần Lan đã thành công tốt đẹp. Có thể tóm lược kết quả chính của Hội nghị như sau:
Một là, ASEM 6 diễn ra vào thời điểm ASEM tròn 10 năm thành lập. Nhìn lại chặng đường đã qua, các nhà Lãnh đạo 38 nước thành viên và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) khẳng định việc thiết lập Tiến trình ASEM là một quyết định đúng đắn tăng cường đối thoại và hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế lớn có tính toàn cầu liên quan đến hoà bình, an ninh và phát triển. Việc hầu hết các vị đứng đầu Nhà nước/Chính phủ các quốc gia thành viên Á, Âu đã đến tham dự ASEM 6 thể hiện sự coi trọng, cam kết và quyết tâm thúc đẩy tiến trình này.
Hai là, trên tinh thần cởi mở và xây dựng, các nhà Lãnh đạo đã trao đổi ý kiến về những vấn đề có tầm bao quát, mang tính thời sự cao trong bối cảnh tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống chính trị quốc tế và hợp tác ASEM.
Ba là, Hội nghị đã nhất trí thông qua 3 văn kiện quan trọng, gồm Tuyên bố của Chủ tịch, Tuyên bố Henxinhki về Tương lai ASEM và Tuyên bố ASEM 6 về Thay đổi khí hậu. Định hướng hợp tác tương lai, các vị Lãnh đạo khẳng định ASEM cần làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác, thích ứng với các thách thức tương lai với các lĩnh vực hoạt động trọng tâm của thập kỷ thứ hai: tăng cường chủ nghĩa đa phương và đối phó với các mối đe doạ toàn cầu, hợp tác trong các vấn đề y tế, sức khoẻ con người, thúc đẩy hợp tác kinh tế, tài chính, thương mại, năng lượng, chú trọng vấn đề môi trường và phát triển bền vững, tăng cường đối thoại văn hoá-văn minh.
Bốn là, Hội nghị lần này đã nhấn mạnh thúc đẩy hợp tác kinh tế Á-Âu, theo tinh thần của ASEM 5 Hà Nội. Theo đó, nhất trí tích cực triển khai thực hiện Tuyên bố Hà Nội về Quan hệ đối tác kinh tế Á-Âu chặt chẽ hơn (CEP), các Bộ trưởng Kinh tế ASEM cần sớm nhóm họp để bàn biện pháp cụ thể, kể cả việc xây dựng kế hoạch hành động; tăng cường các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch hành động thuận lợi hoá thương mại (TFAP), Kế hoạch hành động xúc tiến đầu tư (IPAP), tăng cường hợp tác tài chính, lao động; kêu gọi và khẳng định sẽ tích cực thúc đẩy nối lại Vòng đàm phán Đôha. Hội nghị cũng thảo luận một chủ đề nóng bỏng hiện nay và có thể trong tương lai là an ninh năng lượng, đưa ra nhiều biện pháp tăng cường hợp tác trong lĩnh vực trọng yếu này.
Năm là, Hội nghị đã thông qua một số sáng kiến quan trọng, trong đó hoan nghênh việc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Công nghệ Thông tin (ICT) ASEM lần thứ nhất tại Việt Nam vào tháng 12/2006; ủng hộ sáng kiến của Việt Nam về tổ chức Diễn đàn ASEM về Chính sách An ninh năng lượng và Xuất bản cuốn sách báo cáo định kỳ về Thương mại và Đầu tư ASEM .
Sáu là, Hội nghị cũng đánh dấu một bước phát triển nữa của Tiến trình ASEM sau lần mở rộng đầu tiên tại ASEM 5 Hà Nội bằng quyết định các đối tác mới sẽ tham gia ASEM theo một lộ trình cụ thể bao gồm Ấn Độ, Mông Cổ, Pakitxtan, Ban Thư ký ASEAN, Bungari và Rumani. Lễ kết nạp các thành viên mới này sẽ được tổ chức ở Trung Quốc nhân dịp Cấp cao ASEM 7.
Bên lề Hội nghị, Thủ tướng ta có các cuộc tiếp xúc song phương với Tổng thống Pháp, Thủ tướng Trung Quốc, Thủ tướng Đức, Thủ tướng Hà Lan, Thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng Lúcxămbua, Thủ tướng Ba Lan và có cuộc gặp 5 Thủ tướng Campuchia, Malaixia, Thái Lan, Xinhgapo và Việt Nam; tôi cũng có các cuộc gặp song phương với Ngoại trưởng nước chủ nhà Phần Lan, Ủy viên phụ trách đối ngoài của Ủy ban Châu Âu, các Ngoại trưởng Hà Lan, Hungari, và Slovenia. Các nước đều cam kết ủng hộ Việt
* Phó Thủ tướng đánh giá như thế nào về vai trò và những đóng góp của Đoàn Việt
- Phát huy vai trò và vị thế của Việt
ASEM 5 Hà Nội là một bước ngoặt lịch sử đánh dấu bởi việc lần đầu tiên ASEM mở rộng thành viên và thông qua Tuyên bố Hà Nội về Quan hệ đối tác kinh tế Á-Âu chặt chẽ hơn (CEP) định hướng cho việc đưa Tiến trình hợp tác Á-Âu lên tầm cao mới, thực chất và hiệu quả hơn.
Chúng ta đã tích cực tham gia thảo luận cùng các thành viên về những vấn đề chính trị, kinh tế và văn hoá nóng hổi và có tính toàn cầu. Chúng ta đã tích cực thúc đẩy để lĩnh vực hợp tác kinh tế được quan tâm nhiều hơn nữa. Hội nghị nhất trí với đề nghị của ta là cần tiến hành sớm Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEM để bàn triển khai Tuyên bố Hà Nội về Quan hệ đối tác kinh tế Á-Âu chặt chẽ hơn (CEP), tranh thủ được sự ủng hộ cao của các thành viên ASEM đối với việc Việt Nam sớm gia nhập WTO; Và chúng ta đã nêu 2 trong số 7 sáng kiến mới của Hội nghị, là: “Tổ chức Diễn đàn ASEM về Chính sách An ninh năng lượng” và “Xuất bản cuốn sách báo cáo định kỳ về thương mại và đầu tư ASEM”
Sự chủ động và tích cực của ta tại Hội nghị đã được nước chủ nhà và các bạn bè ASEM đánh giá cao, và đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế nói chung và trong khuôn khổ Diễn đàn ASEM nói riêng.
Những kết quả ta đạt được qua việc tham dự ASEM 6 cũng như tiếp xúc song phương với Lãnh đạo các thành viên ASEM có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực, trên tinh thần Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và xây dựng trong cộng đồng quốc tế. Việt
(TTXVN)