Văn hóa nói đây là văn hóa tinh thần, bao quát nhiều lĩnh vực hoạt động đời sống tinh thần của xã hội. Nổi bật là các lĩnh vực về: tư tưởng, lý luận, khoa học, văn học nghệ thuật.
Phát triển văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội là một chủ đề lớn trong văn kiện Đại hội X của Đảng, trong đó có nhiều nội dung quan trọng. Định hướng lớn cho sự phát triển văn hóa để nó thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, Văn kiện Đại hội X chỉ rõ: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Ở đây chúng ta thấy rất rõ, văn hóa là một trong ba trụ cột của xây dựng xã hội mới, trong đó kinh tế và văn hóa luôn giữ vị trí quan trọng và quyết định đối với sự vận động và phát triển của xã hội. Sở dĩ như thế vì văn hóa có chức năng định hình các giá trị, chuẩn mực trong đời sống xã hội, bao gồm chính trị, đạo đức, pháp luật, khoa học, văn học nghệ thuật, các thể chế, thiết chế văn hóa, tập quán, lối sống.
Văn hóa còn là động lực phát triển kinh tế – xã hội, vì nó có chức năng xây dựng con người về trí tuệ, tâm hồn, năng lực, lối sống do đó phát triển kinh tế phải hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người được hạnh phúc. Thiếu nền tảng tinh thần lành mạnh, tiến bộ – kinh tế xã hội phát triển không bền vững.
Nhiệm vụ quan trọng của văn hóa mà Văn kiện Đại hội X đề cập là xây dựng con người Việt
Trong các tầng lớp nhân dân, Văn kiện Đại hội X chỉ rõ, cần đặc biệt quan tâm, bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên về lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ và bản lĩnh văn hóa con người Việt
Một nội dung có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà Văn kiện Đại hội X chỉ ra là chăm lo xây dựng, phát triển môi trường văn hóa và đời sống văn hóa cơ sở. Các thiết chế văn hóa, hoạt động văn hóa cần đổi mới theo hướng thiết thực và phù hợp với tâm lý nhân dân. Có như thế mới phát huy được tinh thần tự nguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ của nhân dân trong đời sống văn hóa. Có thể khẳng định rằng, đó chính là động lực quan trọng, có tính chất quyết định tạo nên bền vững và chất lượng, hiệu quả của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư cơ sở”, xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú cho mỗi người và các cộng đồng, toàn xã hội.
TS PHẠM VĂN KHÁNH