Nhìn lại 20 năm đổi mới và kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, Đại hội X của Đảng khẳng định, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn Việt
Hơn 76 năm qua, nhất là trong 20 năm đổi mới, dù trong bối cảnh nào, Đảng ta luôn kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường, Đảng ta đã từng bước khắc phục những quan niệm giáo điều, đơn giản về chủ nghĩa xã hội và từng bước tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, xây dựng, phát triển hệ thống quan điểm lý luận về đổi mới và để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và nêu lên những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta, nhân dân ta xây dựng vừa có tính phổ biến theo quan điểm của Mác – Lênin và thời đại hiện nay, vừa có tính đặc thù dân tộc và điều kiện lịch sử, xã hội Việt Nam. Trải qua ba kỳ đại hội Đảng toàn quốc, triển khai thực hiện Cương lĩnh năm 1991 và Nghị quyết các Đại hội, đến Đại hội X, qua tổng kết thực tiễn và lý luận, Đảng ta đã nêu lên 8 đặc trưng (mục tiêu) cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta phải xây dựng. Đó là:
- Một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện.
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt
- Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Xác định các mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đặt lên hàng đầu mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh và xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng do nhân dân làm chủ. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực tiễn quá trình cách mạng và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, thể hiện đầy đủ và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa xã hội là làm cho dân giàu, nước mạnh. Nước ta là nước dân chủ. Nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ. Nhân dân là chủ và nhân dân làm chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội đã, đang và sẽ xây dựng thành công xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai các nước tiên tiến trên thế giới, đi lên cùng thời đại.
Thực tiễn những mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội nêu trên, Đại hội X chỉ rõ, cần sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và trong mỗi bước đi, trong từng chính sách phát triển phải gắn kết chặt chẽ thực hiện ngay tiến bộ và công bằng xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, phát triển con người toàn diện. Để đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện các mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, Văn kiện Đại hội X nêu lên 8 nội dung cơ bản:
Một là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hai là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội.
Bốn là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
Năm là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Sáu là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Bảy là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia.
Tám là, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Những nội dung cơ bản trên đây có mối quan hệ và tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Có thể coi đó là hệ thống các giải pháp rất cơ bản mà Đại hội X đã đề ra để đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời cũng phản ánh những đường nét cơ bản của quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta, Đảng ta lựa chọn, phấn đấu.
TS PHẠM VĂN KHÁNH