Một điều tôi chợt nhận ra rằng, nhiều trí thức, văn nghệ sĩ từ đất Hà thành có câu chuyện vô TP Hồ Chí Minh... thường đề đạt ý kiến muốn được gặp đồng chí Võ Văn Kiệt. Trong đó có cả những vị xưa nay có tiếng là khinh bạc. Suy nghĩ về điều này tôi nghiệm ra rằng, ông Sáu Dân (tên gọi thân mật của đồng chí Võ Văn Kiệt) là người có sức cuốn hút từ phong thái, bản lĩnh và sức sáng tạo của một nhà lãnh đạo đối với quần chúng và với tầng lớp trí thức.
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Tôi đã có lần được xem kỹ ký họa chân dung Võ Văn Kiệt tại nhà họa sĩ Huỳnh Phương Đông... Có bức ông Sáu Dân đeo kiếng, có bức quấn khăn rằn... bức nào cũng có thần thái. Với tôi, một nhà báo thì “tướng” ông Sáu Dân rất “ngon”, chụp hình quay phim đều đẹp. Khi nói, giọng
Các đồng chí làm công tác tổng hợp ở Văn phòng Chính phủ trong một buổi liên hoan thân mật chia tay Thủ tướng sau nhiều năm cùng làm việc gắn bó, đã nhắc lại chuyện đã phong tặng đồng chí Võ Văn Kiệt danh hiệu “Anh Sáu Năm Dám”: dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám tự phê bình!
Từ góc độ quan sát đồng bằng sông Cửu Long, một vùng nông nghiệp lớn nhất nước của một nước nông nghiệp, tôi thấy những nhận xét trên là xác đáng.
Đồng bằng sông Cửu Long là một mảnh đất bằng phẳng và rộng lớn nhưng có nhiều tiểu vùng sinh thái rất khác nhau, phức tạp. Khi có một quyết sách lớn nào đưa ra thường có nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí chống đối lẫn nhau. Nếu một quyết sách sai sẽ ảnh hưởng rất lớn, nhiều khi không thể sửa chữa được nữa.
Với tư cách Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Thủ tướng Chính phủ, ông Sáu Dân đã có những quyết đoán đúng trong chương trình 10 năm đầu tư khai thác vùng Đồng Tháp Mười (1988-1997), vùng Tứ giác Long Xuyên, ngọt hóa bán đảo Cà Mau. Hai vùng đất hoang rộng lớn Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nặng từ bao đời, được xếp hàng chót trong 6 vùng sinh thái của đồng bằng sông Cửu Long, nhờ được đầu tư đúng mức, khai phá có bài bản bằng biện pháp khoa học “dẫn ngọt ém phèn”, “giao thông đi trước mở đường” đã đem lại những kết quả bất ngờ.
Một vùng mà người Pháp trước đây đã nhiều lần đào kinh đắp đập rồi phải bỏ cuộc thì nay nước ngọt dẫn về đến đâu thì lúa 2 vụ, hoa màu, cây trái lấn dần cỏ dại đồng hoang. Đường sá mở đến đâu thì thị tứ, thị xã, bệnh viện, trường học mọc lên đến đó. Hàng năm hơn một triệu hécta ở Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên cung cấp hàng triệu tấn lúa hàng hóa cho thị trường trong nước và xuất khẩu, chấm dứt thời kỳ khó khăn về lương thực của cả nước.
Khi cây lúa đã tạm ổn thì ông Sáu Dân nghĩ ngay đến miệt vườn. Vì thời đó, tức 20 năm sau giải phóng miền Nam, kỹ sư nông nghiệp thì nhiều, nhưng tìm một kỹ sư trồng trọt chuyên về cây ăn trái, cho dù mỗi tỉnh một người cũng không kiếm đâu ra! Theo lời mời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một đoàn chuyên gia cây ăn trái có múi của
Và một viện nghiên cứu cây ăn quả đã được ra đời tại Long Định, Tiền Giang để lo cho hơn 200.000ha miệt vườn từ quyết định của Thủ tướng. Cũng từ rất lâu, khi chưa ai nhìn ra, ông Sáu Dân đã nhận ra và chỉ rõ, con cá nước ngọt chưa được nuôi dưỡng mà chỉ săn bắt. Nhưng nó sẽ là mũi nhọn quan trọng của đồng bằng mai sau. Bây giờ thì đã rõ hoàn toàn, 90% cá da trơn trên thế giới được nuôi và xuất khẩu từ đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát lệnh khởi công xây dựng Thủy điện Sông Hinh (năm 1995) - công trình được xem là khởi đầu cho công nghiệp hóa tỉnh Phú Yên - Ảnh: M.KÝ |
Ông Sáu Dân cũng là người lãnh đạo sớm nhìn ra một trong những mâu thuẫn lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là, với một vùng kinh tế chiến lược, có tiềm năng to lớn và toàn diện về nông sản hàng hóa, bảo đảm an toàn lương thực quốc gia cho thời kỳ công nghiệp hóa sau này, lại có nhiều mặt, đặc biệt là cơ sở hạ tầng yếu kém so với các vùng khác. Quyết định 99TTg ngày
Sau 5 năm thực hiện Quyết định 99TTg, trục chính về thủy lợi và giao thông ở đồng bằng đã được hình thành. Về lương thực, đã gia tăng được hơn 2 triệu tấn thóc nhờ khai hoang tăng vụ thêm 500.000ha. Về đời sống, nó đã giải quyết các yêu cầu tối thiểu, cụ thể về vật chất và văn hóa, đặc biệt là giải quyết cho 10 triệu nông dân vùng lũ không bị gián đoạn cuộc sống trong mùa lũ.
Chính vì thế mà đồng bào các nơi được hưởng thành tựu của quyết định này đã gọi nó là “quyết định hai số chín”! Riêng với vùng lũ, một vấn đề lớn của đồng bằng sông Cửu Long, quyết định “thoát lũ ra biển Tây” của Thủ tướng cũng là một quyết định đầy thử thách. Ban đầu nó bị nhiều người phản đối.
Nhưng nhờ nhạy cảm và phản ứng kịp thời trong quyết định làm các “công trình khẩn cấp” xây cống đập ngăn mặn ngay sau đó cho các kênh thoát lũ mà các công trình kênh T4, T5, T6 đem lại hiệu quả tốt. Thoát được lũ, dẫn được ngọt về cho công cuộc khai hoang những phần đất khó khăn nhất còn lại của Tứ giác Long Xuyên. Chính tai người viết bài này đã nghe nhân dân An Giang gọi kênh T5 là “Kinh ông Kiệt”!
Tiến sĩ Tô Văn Trường, Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, người có nhiều năm tháng làm việc dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói với người viết bài này: Với giới khoa học, cả các nhà khoa học nước ngoài, ông Sáu Dân rất lắng nghe, tôn trọng người đối thoại với mình, ông đặc biệt quý trọng những người có năng lực và có chính kiến. Ông cũng tự học qua trường đời, qua sách. Theo tôi, ông là người lãnh đạo có sức cuốn hút và dẫn đường vì ông vừa có tâm lại có tầm. Tâm là ông không quên từ việc nhỏ nhưng có liên quan đến đời sống của người dân. Từ những việc nhỏ đó, ông nhìn ra những việc lớn của đất nước... Như vậy chính là có tầm. Với đồng bằng sông Cửu Long, cái tầm đó là ông đã đề xuất 3 biện pháp đột phá để phát triển kinh tế xã hội cho đồng bằng, đó là: giao thông, thủy lợi và giáo dục. Tôi thấy đó là tầm chỉ đạo vĩ mô rất đúng đắn và hiệu quả.
Một trong những nét tính cách nổi bật của con người ông Sáu Dân, theo tôi, đó là sự thu hút, lôi cuốn được đội ngũ trí thức có năng lực đoàn kết xung quanh ông để “phò tá” cho công việc xây dựng của đất nước... như tiến sĩ Trường đã nói. Song, còn phải nói rõ hơn, sở dĩ có được nhãn quan đó là do ông đã đánh giá một cách khoa học, trung thực về vai trò của tầng lớp trí thức Việt
Ông Nguyễn Minh Nhị lúc đó là Chủ tịch tỉnh An Giang, trong một lần trà dư tửu hậu tại Long Xuyên có tâm sự với người viết bài này: Lần đầu tiên tôi được nghe một đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng nói về các vị trí thức nhân sĩ đi theo kháng chiến rằng, chúng ta đi theo cách mạng, nếu mất thì chỉ mất cái quần đùi, còn họ thì hy sinh cả một sự nghiệp, điền sản lớn, vinh hoa phú quý..., do đó, không thể đánh giá lòng yêu nước của họ ngang như ta được... Bảy Nhị tỏ ra bất ngờ và khâm phục về sự đánh giá đó của ông Sáu Dân.
Trước cả Bảy Nhị, đã có lần tôi được nghe ông Sáu nói về trí thức
Võ Văn Kiệt về thăm Thủy điện Sông Hinh ngày 25/1/2003 - Ảnh: Minh Ký |
Hôm đó tôi cũng bị bất ngờ. Sau đó tôi còn được biết trong một cuộc tiếp xúc với các nhà văn ở TPHCM, ông Sáu Dân đề nghị các nhà văn nên tìm hiểu để viết về tầng lớp trí thức đã tham gia cách mạng và kháng chiến. Suy nghĩ về sự đánh giá của đồng chí Võ Văn Kiệt đối với trí thức, tôi cho rằng, chỉ có tấm lòng chơn chất, vô tư không bị một giáo điều nào ám ảnh của người dân Nam bộ mà ông là một trong những đại diện, mới có được sự đánh giá công bằng lịch sử như thế.
Với anh em trí thức của chế độ cũ ở lại miền Nam sau ngày giải phóng như các ông bà Nguyễn Xuân Oánh, Ngô Viết Thụ, Bùi Thị Lạng, Bùi Văn Hinh... mà tôi có dịp gặp gỡ đều bày tỏ sự trìu mến, sự “yên tâm” cộng tác với chế độ mới qua một người lãnh đạo như “Anh Sáu”, theo cách gọi của tiến sĩ Oánh.
Không phải quyết định nào của Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đúng. Khi nghĩ lại về một quyết định sai của mình, ông tuyên bố sẵn sàng chịu kỷ luật trước Đảng và nhân dân về quyết định đó. Có lần ông nói với tôi, sai thì nhận là sai, nhân dân có thể tha thứ và mình vẫn giữ được cái uy tín thật. Nếu sai mà sợ mất uy tín, tìm cách che lấp đi thì chỉ còn cái uy tín ảo!
…Một ngày trung tuần tháng 11 năm ngoái, nhớ về Nam Kỳ khởi nghĩa, tôi lại đến thăm đồng chí Sáu Dân tại nhà riêng ở TP Hồ Chí Minh. Ở tuổi 85, trời vẫn cho ông sức khỏe cùng sự lanh lẹ. Ông than: Tôi phải bỏ chơi thể thao rồi! Tôi ngạc nhiên: - Sao vậy ông Sáu? Ông vẫn than: - Bây giờ có thời gian hơn, thông tin lại nhiều vô kể, trên sách báo, đài trong ngoài nước, trên mạng Internet… Chưa lúc nào tôi thấy thiếu thời giờ như lúc này. Quỹ thời gian của mình còn ít mà, phải lao vào nghiên cứu.
Tôi lại hỏi: - Ông Sáu đang nghiên cứu về vấn đề gì? – Tôi đang say sưa đọc, tìm hiểu hai vấn đề lớn là y tế và giáo dục. Vì hai lãnh vực này liên quan đến mọi người dân, đến hạnh phúc của đất nước. Không thể xây dựng đất nước lớn mạnh nếu hai lãnh vực này không được đặc biệt quan tâm.
Tôi liếc nhìn mặt bàn, thấy một chồng báo trong ngày: Sài Gòn Giải Phóng, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Pháp Luật…, một xấp tài liệu in. Ông Sáu cầm lên một xấp giấy khổ A4 và đưa cho tôi coi. Đó là thư của Tổng thống Cộng hòa Pháp Sarkozy gởi các nhà giáo, lấy từ trên mạng… đề ngày
Ông đọc cho tôi nghe một danh sách dài tên các vị trí thức Việt kiều từ nước ngoài đã viết thư, muốn hoãn việc tăng học phí, muốn góp sức nghiên cứu độc lập và đối chiếu về giáo dục Việt Nam, vận động đóng góp tài chính cho giáo dục Việt Nam. Theo ông, những Việt kiều này “cơm nhà áo vợ” nhưng tâm huyết với giáo dục nước nhà lắm.
Về y tế, ông Sáu còn say sưa hơn: 84 triệu người Việt
…Từ khi trở về với cuộc sống đời thường, bầu máu nóng của người thanh niên đi cướp đồn giặc trong Nam Kỳ Khởi Nghĩa năm xưa vẫn nguyên vẹn trong trái tim Chín Hòa (tên hồi nhỏ của đồng chí Võ Văn Kiệt)… Trách nhiệm một công dân trước vận hội mới của đất nước đã vận động tư duy sáng tạo của ông lên những tầm cao mới.
Những lá “thư công tác” đầy tâm huyết, trách nhiệm với dân với nước mỗi khi ông đi thăm đồng ruộng, trang trại, cơ sở này, xí nghiệp kia... vẫn được các cấp ủy chính quyền, bà con cô bác nơi nơi trân trọng và tìm thấy ở đó những điều hữu ích, thiết thực. Những bài viết, trả lời phỏng vấn của ông trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước về những vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, có ý nghĩa sống còn với công cuộc đổi mới, tiếp tục đi lên của đất nước… luôn thu hút dư luận, luôn là đề tài để công chúng bàn bạc, trao đổi.
Theo SGGP