Sáng nay (20/5), Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản và thông qua Nghị quyết về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2006, Nghị quyết về việc chấm dứt thí điểm tổ chức, quản lý và dạy nghề cho người cai nghiện ở TPHCM và một số tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương.
Đa số đại biểu Quốc hội đều cho rằng việc ban hành Luật Xuất bản 2004 đã thực sự tháo gỡ được nhiều vấn đề vướng mắc trong hoạt động xuất bản, tạo bước ngoặt mới cho sự phát triển của ngành trong những năm qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, Luật Xuất bản cần được sửa đổi cho phù hợp với những cam kết quốc tế của Việt
Đại biểu Lê Thị Mai (đoàn Hải Phòng) nhận định trong công tác xuất bản thời gian qua còn nhiều tồn tại. Do quá coi trọng hiệu quả kinh tế, một số nhà xuất bản đã cho ra đời những đầu sách xa rời với tôn chỉ, mục đích như sách tử vi, bói toán… Nhiều nhà xuất bản tự động ra quyết định xuất bản mà không căn cứ vào kế hoạch đã đăng ký; tình trạng vi phạm bản quyền, in lậu sách đang diễn biến rất phức tạp, không chỉ tác động xấu đến hoạt động xuất bản mà còn tác động rất xấu tới độc giả. Người tiêu dùng khi cần mua xuất bản phẩm rất thiếu an tâm.
Liên quan đến nội dung sửa đổi tại Điều 38 về việc cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm cho phù hợp với cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Đại biểu Lê Thị Mai cho rằng, cùng với những lợi ích khi nhập khẩu các ấn phẩm của nước ngoài chúng ta cũng phải đối phó với rất nhiều khó khăn.
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân (đoàn Tây Ninh) nêu ý kiến, Luật Xuất bản sửa đổi chưa đề cập tới vấn đề khắc phục tình trạng in lậu sách đang phổ biến hiện nay. Đại biểu đề nghị một mặt phải xử nghiêm những sai phạm liên quan đến vấn đề này, mặt khác cũng phải nghiên cứu lại luật, xem có quy định nào “tạo điều kiện” cho sách lậu được phát hành không.
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân cũng đặt ra vấn đề, có những cuốn sách với nội dung rất hay nhưng khi phát hành, nhà xuất bản chỉ ghi số lượng in có 300 cuốn, phổ biến là từ 1.000 - 2.000 cuốn- số lượng này không thể đủ để đáp ứng cho 64 tỉnh, thành trên cả nước. Đại biểu Xuân đặt câu hỏi: “Không hiểu Nhà xuất bản có “ý” gì. Bởi nếu một cuốn sách nội dung hay mà lượng xuất bản ít thì ngay lập tức trên thị trường sẽ xuất hiện sách nhái, sách lậu?. Không loại trừ việc đơn vị phát hành thông đồng với nhà xuất bản để công bố số lượng in ít, sau đó lại xuất bản nhiều, nối bản để trốn thuế, giảm nhuận bút của tác giả… để thu lợi”.
Đại biểu cũng nêu một nghịch lý, giá sách ở nước ngoài đắt, nhưng người được hưởng lợi chủ yếu là nhà sản xuất, tác giả cuốn sách. Còn ở Việt
Để khắc phục tình trạng này, Đại biểu Nguyễn Đình Xuân cho rằng, nhà xuất bản nên in giá bìa là giá xuất xưởng. Còn giá bán, người bán hàng sẽ đưa ra tùy theo địa phương để điều chỉnh và Nhà nước thu thuế trên cơ sở giá bìa. Người dân có thể nhìn vào giá bán để biết cửa hàng sách ăn lãi nhiều hay ít, từ đó quyết định chọn cửa hàng sách phù hợp túi tiền của mình.
Cũng liên quan đến giá sách trong nước hiện nay đang rất cao, Đại biểu Trần Hữu Thế (đoàn Phú Yên) đưa ra ý kiến Luật sửa đổi nên bổ sung quy định cho phép các Nhà xuất bản được quảng cáo trên sách để hạ giá thành sách xuống. “Giá sách cao là do không có nhà tài trợ, dẫn tới người dân ít có khả năng tiếp cận được sách, khâu phát hành cũng khó khăn”, đại biểu Trần Hữu Thế nói.
Cuối phiên làm việc sáng nay, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2006; Nghị quyết về việc chấm dứt thí điểm tổ chức, quản lý và dạy nghề cho người cai nghiện ở TPHCM và một số tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương.
Chiều nay, Quốc hội tiếp tục làm việc tại Hội trường, nghe báo cáo và thảo luận về việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đài Tiếng nói Việt
Theo VOV