Ngày 19/5, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam
MỞ RỘNG HÀ NỘI: CÂN NHẮC MỤC TIÊU VÀ LỢI ÍCH
Phần lớn các ý kiến đại biểu đều đồng tình và nhất trí cao với việc phải mở rộng quy mô địa giới hành chính Hà Nội, nhất là trong bối cảnh thành phố thủ đô đang phải đối mặt với nhiều bất cập: cơ sở hạ tầng xuống cấp, gia tăng đột biến về dân số, các khu công nghiệp. Các đại biểu nhấn mạnh, chủ trương mở rộng Hà Nội không chỉ đáp ứng yêu cầu khách quan, mà còn tạo tiền đề để phát triển thủ đô hiện đại, bền vững. Các đại biểu cũng đồng tình với phương án một của Chính phủ trình là hợp lý, có tính khả thi cao, có đủ điều kiện để xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội thủ đô một cách bền vững.
Tuy nhiên các đại biểu cũng kiến nghị cần có lộ trình cụ thể và quan tâm tới một số vấn đề sau khi mở rộng địa giới hành chính Hà Nội như: cần làm rõ ưu điểm, hạn chế của loại hình thủ đô đa chức năng; cân nhắc về lợi ích dân số cho phù hợp; Hà Nội phải được xây dựng theo mục tiêu nào, có thể không cần một Hà Nội lớn về quy mô và dân số mà phải phát triển về chiều sâu. Thủ đô Hà Nội phải là trung tâm chính trị, đối ngoại, đào tạo, thương mại, du lịch… của đất nước. Bên cạnh đó, vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa lịch sử ở các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hòa Bình sau khi hợp nhất với Hà Nội cũng cần phải được tính đến một cách cụ thể.
NÂNG HẠN TUỔI CAO NHẤT CỦA SĨ QUAN TẠI NGŨ
Vấn đề được quan tâm nhiều trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt
Về cấp bậc quân hàm cao nhất có đại biểu cho rằng, Khoản 3 Điều 15 quy định: “Sĩ quan ở lực lượng quân sự tỉnh, thành phố, huyện, quận, thị xã thuộc địa bàn trọng yếu về quân sự, quốc phòng theo quy định của Chính phủ hoặc sĩ quan ở đơn vị có nhiệm vụ đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và có quá trình cống hiến xuất sắc thì được thăng quân hàm cao hơn một bậc so với cấp bậc quân hàm cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này”. Mục đích của khoản này là tạo ra một cơ chế phong hàm cao hơn với sĩ quan làm nhiệm vụ đặc biệt. Tuy nhiên, xác định vùng miền trọng điểm được phong hàm theo nội dung quy định như trong luật là chưa thuyết phục. Vì hầu hết các yếu tố mang tính lịch sử, một tỉnh có thể trọng yếu ở thời điểm này nhưng chưa chắc đã trọng yếu ở thời điểm khác.
Có đại biểu đề xuất dự thảo luật nên xem xét bổ sung nội dung cử sĩ quan quân đội đi học tập ở nước ngoài và sĩ quan quân đội nước ngoài vào học tập, nghiên cứu tại Việt
KHƯƠNG NGUYÊN (tổng hợp)