Hiếm có nơi nào trên thế giới được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp tuyệt vời như Cu-Ba, một hòn đảo rộng hơn 11 vạn cây số vuông, khí hậu quanh năm ấm áp, biển trong vắt, cát trắng như pha lê, những hàng cọ cùng các loại cây xanh và đồng cỏ xanh bạt ngàn… Vẻ đẹp mà nhà thám hiểm đại dương Cờ-rít-tốp Cô-lông, khi vừa đặt chân tới đã kinh ngạc thốt lên: “Đây là dải đất đẹp nhất trần gian…”
Một góc thủ đô La Habana
Đất nước xinh đẹp này trước đây là thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha. Nhân dân Cu-Ba đã trải qua cuộc đấu tranh lâu dài hơn một thế kỷ, với khẩu hiệu “Tổ quốc hay là chết” từ năm 1868, do nhà yêu nước vĩ đại Hô-xê Mác-ti lãnh đạo. Đến cuộc khởi nghĩa vũ trang ngày 26/7/1953 và cuộc cách mạng ngày 1/1/1959, do Phi-đen Ca-xtơ-rô lãnh đạo, nhân dân Cu-Ba mới thực sự giành được độc lập, tự do, nước Cộng hòa Cu-Ba được thành lập. Đây là Nhà nước Cộng hòa đầu tiên ở tây bán cầu.
Ngay từ khi Cách mạng Cu-Ba thành công và tuyên bố đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, chính quyền Mỹ đã áp dụng chính sách bao vây, cô lập về ngoại giao, cấm vận về kinh tế, thương mại… Một chính sách bao vây, cấm vận với thái độ thù địch, có một không hai trong lịch sử quan hệ quốc tế: Bất cứ một công ty nào quan hệ với Cu-Ba ngay lập tức bị cấm làm ăn buôn bán với Mỹ; bất cứ thứ hàng hóa nào xuất xứ từ Cu-Ba đều không được tiêu thụ ở Mỹ. Các nhà kinh tế thế giới tính sơ trong 47 năm tiến hành chính sách cấm vận, đế quốc Mỹ đã làm thiệt hại cho nền kinh tế Cu-Ba gần 100 tỉ USD. Chính vì cái “vết nhơ trong quan hệ quốc tế” này mà Liên hợp quốc đã nhiều lần ra Nghị quyết đòi Mỹ bỏ chính sách cấm vận chống Cu-Ba, nhưng chính quyền Mỹ vẫn lì lợm phớt lờ (vì nghị quyết của Liên hợp quốc thường không mang tính bắt buộc).
Một lần nữa khí phách anh hùng của nhân dân Cu-Ba lại ngời sáng, không “nhanh chóng sụp đổ” như đế quốc Mỹ mong muốn và dự đoán, trái lại ngày càng đứng vững.
Quan hệ ngoại giao, kinh tế của Cu-Ba với các nước bạn bè trên thế giới ngày càng mở rộng, đặc biệt là với các nước khu vực Mỹ La-tinh, mà rõ nhất là với Vê-nê-du-ê-la hai nước có lý tưởng xã hội giống nhau. Gần đây nhất, trong chuyến thăm Cu-Ba, Tổng thống Vê-nê-du-ê-la Huy Gô Cha-vét đã nhắc lại câu nói của Che Ghê-va-ra: “Chúng ta phải tạo ra hai, ba và nhiều Việt Nam hơn nữa” để nhắc nhở thanh niên các nước Mỹ La-tinh, noi gương Việt Nam phấn đấu vì độc lập, tự do cho Tổ quốc và hạnh phúc cho con người. Cũng nhân dịp này 2 nước Vê-nê-du-ê-la và Cu-Ba đã ký 14 văn bản hợp tác trên các lĩnh vực, đặc biệt là khai thác chế biến dầu khí. Ngoài lĩnh vực khai thác, chế biến dầu khí, các ngành khác như mía đường, sản xuất Xi-măng, khai thác quặng Ni-ken, chế biến hoa quả… đặc biệt là ngành du lịch Cu-Ba đã phát triển mạnh, đem lại thu nhập đáng kể cho nền kinh tế quốc dân.
Giáo dục và y tế là hai lĩnh vực mà Nhà nước Cu-Ba đặc biệt quan tâm, và đã đạt được những kết quả đáng khâm phục. Với dân số chưa đầy 12 triệu người, vậy mà Cu-Ba có tới 2.440.000 học sinh phổ thông, 716.000 sinh viên đại học (tức là hơn ¼ dân số Cu-Ba đang đi học). Khi mới giành được độc lập, Cu-Ba chỉ có 6.000 bác sĩ, hiện nay con số đó gấp 10 lần: 60.000 bác sĩ. Cu-Ba không chỉ lo giáo dục, y tế cho dân tộc mình, mà còn viện trợ cho các nước trong khu vực. Hằng vạn giáo viên, bác sĩ Cu-Ba đang làm việc tại các nước châu Mỹ La-tinh và châu Phi.
* *
*
Việt
Nhân dân Việt
Từ tình cảm của mình, nhân ngày Quốc khánh Cu-Ba, một lần nữa, chúng ta khẳng định rằng: Đoàn kết và ủng hộ Cu-Ba là lương tâm, trách nhiệm thiêng liêng của mọi người Việt
BẰNG TÍN