Sáng nay (6/12), Hội nghị Bộ trưởng ASEAN phụ trách phúc lợi xã hội và phát triển (AMMSWD) lần thứ 6 khai mạc tại Hà Nội. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm là khách danh dự của Hội nghị.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm khẳng định vai trò và uy tín của ASEAN trong việc củng cố hòa bình, ổn định, phồn vinh, tăng cường sự hợp tác và liên kết giữa các nước thành viên, nâng cao vị thế của Hiệp hội trên trường quốc tế, tạo tiền đề cho những bước phát triển mạnh mẽ của khu vực.
Để đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới, các quốc gia ASEAN đồng tâm nhất trí nâng quan hệ hợp tác và liên kết lên tầm cao mới, với quyết định hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 trên cả ba trụ cột an ninh, kinh tế và văn hóa với mục tiêu đưa Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hòa các dân tộc gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”. Đồng thời, ASEAN đang tích cực xây dựng Hiến chương ASEAN để làm cơ sở pháp lý cho sự phát triển, tăng cường hơn nữa tính liên kết của Cộng đồng ASEAN trong giai đoạn mới.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh: “Bên cạnh sự hợp tác mạnh mẽ về kinh tế, các quốc gia ASEAN cùng nhau quan tâm đến các vấn đề phúc lợi xã hội và phát triển, sử dụng kết quả của các thành tựu phát triển kinh tế hướng vào giải quyết các vấn đề xã hội, chăm lo, tạo điều kiện cho tất cả các nhóm yếu thế trong xã hội có cơ hội tham gia đầy đủ vào đời sống xã hội thông qua các hình thức trợ giúp phù hợp, để họ dần dần có khả năng tự lực và đóng góp cho xã hội”.
Hội nghị AMMSWD lần thứ 6 năm nay có chủ đề chính: “Tạo cơ hội cho người tàn tật hòa nhập và phát triển”. Hội nghị sẽ đánh giá những tiến triển trong lĩnh vực phúc lợi xã hội và phát triển kể từ Hội nghị lần thứ 5 tổ chức tại
Thay mặt đoàn Việt
Trong bài phát biểu, Thứ trưởng Đàm Hữu Đắc nêu rõ: Việt
Tuy vậy, Việt
Thứ trưởng Đàm Hữu Đắc khẳng định: “Vì sự phồn vinh và thịnh vượng chung của các nước trong cộng đồng ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, chính sách và môi trường xã hội thuận lợi để người khuyết tật tiếp cận đầy đủ và công bằng hơn với thành quả của tăng trưởng kinh tế, tiến bộ y học và phúc lợi xã hội.
Việt - 105 trường chuyên biệt, 2.500 trường phổ thông tiến hành giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật, có khoảng 230.000 trẻ em khuyết tật ở độ tuổi đi học được đến trường. - 400 cơ sở sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật, với trên 15.000 lao động. - Tính đến năm 2007, số người được hưởng trợ cấp xã hội chiếm gần 1% dân số, trong đó 30% là người khuyết tật. - Trên 300 cơ sở bảo trợ xã hội, nuôi dưỡng hơn 27.000 đối tượng xã hội trong đó gần 10.000 người khuyết tật. |
Số người khuyết tật ở Việt |
Theo VOV