Cách đây 77 năm, ngày 1/8/1930, Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt
Hát múa mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ - Ảnh: D.T.XUÂN
Đây là dịp để khẳng định và tôn vinh những thành quả, những đóng góp của công tác Tư tưởng – Văn hóa cũng như đội ngũ những người làm công tác tư tưởng – văn hóa của Đảng qua các thời kỳ cách mạng.
Kỷ niệm Ngày truyền thống công tác Tư tưởng – Văn hóa của Đảng, chúng ta bồi hồi tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu với lòng biết ơn vô hạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Cộng sản Việt Nam đầu tiên đã truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, là người vạch ra đường hướng cơ bản của cách mạng Việt Nam; đồng thời cũng là người trực tiếp tuyên truyền, giáo dục và huấn luyện cán bộ, chuẩn bị tốt mọi mặt về chính trị, tư tưởng, tổ chức để đi đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể nói rằng Bác Hồ và những chiến sĩ cộng sản đầu tiên, cũng chính là những cán bộ tư tưởng đầu tiên của Đảng. Người đã cùng các đồng chí Tổng bí thư của Đảng trực tiếp lãnh đạo và hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa.
Mười lăm năm vận động cách mạng (1930-1945) để đi tới cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại và sự ra đời nước Việt Nam mới – thực chất và chủ yếu là những năm tháng, những người cộng sản đã vượt qua mọi hy sinh gian khổ tiến hành hoạt động tư tưởng trong quần chúng, gắn bó máu thịt với nhân dân để giác ngộ, rèn luyện, động viên, tập hợp, tiến tới tổ chức nhân dân đi theo tiếng gọi và mục tiêu chiến đấu của Đảng. Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi của chủ nghĩa Mác – Lênin, của tư tưởng Hồ Chí Minh, của đường lối độc lập tự chủ đầy sáng tạo của Đảng và nhân dân ta, đồng thời cũng là thành tựu vĩ đại của công tác tư tưởng – văn hóa của Đảng ta.
Trải qua ba mươi năm kháng chiến gian khổ, ác liệt chống đế quốc xâm lược (1945-1975), cùng với quân và dân cả nước, đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng – văn hóa của Đảng đã tỏ rõ lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, quyết tâm vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ. Trong tất cả thành tựu và kết quả nhiều mặt của công tác tư tưởng – văn hóa, phải chăng thành tựu to lớn nhất chính là trực tiếp bồi dưỡng, xây dựng và phát triển sức mạnh con người Việt Nam, phát huy chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong các cuộc đọ sức lịch sử với các thế lực đế quốc xâm lược phản động nhất để giành chiến thắng.
Hơn ba mươi năm hòa bình thống nhất (1975 đến nay), công tác tư tưởng – văn hóa đã trực tiếp góp phần hình thành, xác định và phát triển đường lối đổi mới của Đảng, nỗ lực tìm tòi các sáng kiến của nhân dân để khẳng định, cổ vũ và đưa vào cuộc sống, củng cố niềm tin và lý tưởng, khơi dậy sức sáng tạo của nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa đất nước vượt qua mọi thử thách, làm nên những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Những năm gần đây, công tác tư tưởng – văn hóa đổi mới một bước việc triển khai nghiên cứu, học tập nghị quyết của Đảng theo hướng nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu, có chương trình hành động thực hiện nghị quyết, tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, mở rộng thông tin, nắm bắt dư luận xã hội, đi sâu đi sát cơ sở. Các binh chủng trên mặt trận tư tưởng – văn hóa vươn lên mạnh mẽ và có bước phát triển nhanh chóng về cả số lượng lẫn chất lượng.
Kiểm điểm quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đánh giá: “Hoạt động văn hóa thông tin phát triển đa dạng hơn, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, làm tăng hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phổ biến pháp luật; phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở phát triển sâu rộng hơn. Hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình được đổi mới về nội dung, tăng quy mô, mở rộng phạm vi tới vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ra nước ngoài”. Đồng thời Báo cáo chính trị cũng nêu rõ: “Lĩnh vực văn hóa, xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc chậm được giải quyết”. Cụ thể là: “Việc xây dựng nếp sống văn hóa chưa được coi trọng đúng mức. Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống; sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ. Quản lý Nhà nước về văn hóa còn nhiều sơ hở, yếu kém. Đấu tranh ngăn ngừa văn hóa phẩm đồi bại chưa được chú ý đầy đủ, còn nhiều khuyết điểm, bất cập”. Nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm và bất cập trên được Đảng ta thẳng thắn chỉ ra và có định hướng cho công tác tư tưởng – văn hóa những năm tới. Phát triển văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội là một nội dung quan trọng được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nêu lên trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn 2006-2010. Nội dung trên vừa thể hiện sự tổng kết khái quát nhất quy luật sinh tồn và phát triển của dân tộc ta trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, vừa mang ý nghĩa thời sự trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X còn khẳng định vai trò, vị trí của phát triển văn hóa trong mối quan hệ của các nhiệm vụ trọng tâm: “Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội”.
Phát huy truyền thống vẻ vang, công tác tư tưởng – văn hóa tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về mọi mặt, đặc biệt là về phương thức, hình thức tiến hành công tác tư tưởng – văn hóa, phụng sự đắc lực sự nghiệp đổi mới đất nước. Công tác tư tưởng – văn hóa phải hướng mạnh về cơ sở, nắm chắc đối tượng phục vụ tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị. Đội ngũ những người làm công tác tư tưởng – văn hóa luôn luôn lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, trên tư thế tiến công, kiên định mục tiêu, lý tưởng, ra sức sáng tạo, phấn đấu vì sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Nghiêm chỉnh thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Mỗi đảng viên, mỗi chi bộ, mỗi cấp ủy Đảng phải luôn luôn tăng cường công tác tư tưởng của Đảng, nâng cao đạo đức cách mạng, bảo đảm chặt chẽ kỷ luật và tổ chức của Đảng”.
TÔ PHƯƠNG