Thứ Hai, 30/09/2024 20:35 CH
Diễn văn Kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/07/1947 – 27/07/2007)
Thứ Bảy, 28/07/2007 07:40 SA

(Do đồng chí Phạm Ngọc Chi, Chủ tịch UBND tỉnh đọc)

 

Kính thưa:        - Các đồng chí lãnh đạo tỉnh,

                        - Các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ.

                        - Các đồng chí cách mạng lão thành,

                        - Thưa đồng bào, cán bộ, chiến sĩ thân mếm!

 

070730 -ONG-CHI.jpg
Đồng chí Phạm Ngọc Chi
Hôm nay 27/07/2007, cùng với cả nước Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh và thành phố Tuy Hoà tổ chức trọng thể lễ mít tinh kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/07/1947 – 27/07/2007) và gặp mặt tôn vinh các gia đình Thương binh – Liệt sĩ tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 

Trong giờ phút thiêng liêng này; chúng ta vô cùng xúc động tưởng nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngưới sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng ta, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Người đã suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

 

Chúng ta thành kính tưởng nhớ các vị lãnh đạo, đồng bào, đồng chí đã anh dũng hy sinh trong cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ vì tương lai tươi sáng của dân tộc.

 

Tại buổi lễ trọng thể này, thay mặt Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND, UBMTTQVN tỉnh, tôi nhiệt liệt biểu dương các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị, cá nhân và toàn thể đồng bào, cán bộ, chiến sỹ trong tỉnh đã tổ chức có hiệu quả các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Nhiệt liệt biểu dương các thương bệnh binh, gia đình liêït sỹ đã vượt khó khăn vươn lên góp phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biểu dương các cấp các ngành. Cho phép tôi chuyển lời thăm hỏi ân cần và quý trọng nhất đến các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh chị em thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với nước trong toàn tỉnh.

 

Kính thưa đồng bào và đồng chí!

 

Cách đây 60 năm, trong cuộc mít tinh vận động toàn dân tộc chăm sóc thương binh, được tổ chức tại căn cứ Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng và được đồng bào cả nước đồng tình, hưởng ứng chọn ngày 27/7 là “Ngày Thương binh – Liệt siõ”. Từ đó, hàng năm ngày 27/7 trở thành biểu tượng sinh động về truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” cao đẹp, giàu tính nhân văn của nhân dân ta đối với những người không tiếc xương máu vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 

Trong bối cảnh đó, chúng ta càng thấm thía lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thương binh, bệnh binh, gia đình Quân nhân, gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu, giúp đỡ họ. Mỗi năm đến ngày ấy thì những người ái quốc Việt Nam càng tưởng nhớ đến anh em thương binh, tưởng nhớ đến gia đình tử sĩ, tưởng nhớ đến những người vô danh anh hùng, hoặc đã hy sinh tính mệnh, hoặc đã góp xương máu trong cuộc kháng chiến vì đất nước dân tộc ta”.

 

Kính thưa đồng bào và đồng chí!

 

Mặc dù đất nước trãi qua hai cuộc kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ, nhưng Đảng và Nhà nước vẫn luôn coi công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và sự tổ chức thực hiện của Nhà nước, cả xã hội đã giấy lên phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” với những việc làm sáng tạo, thiết thực, hiệu quả. Sự đồng thuận cao giữa Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân trong việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng đã tăng cường đoàn kết toàn dân, tạo ra sức mạnh đưa cách mạng nước ta tiến lên giành những thành tựu to lớn.

 

Kể từ Sắc lệnh số 20/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 16/02/1947 đặt “Chế độ hưu bỗng thương tật và tiền tuấn tử sĩ” đến nay Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng và thực hiện thống nhất trong cả nước một hệ thống chính sách, chế độ nhằm ghi nhận và tôn vinh thành tích cách mạng; đền đáp một phần cống hiến, hy sinh của đồng bào chiến sĩ ta cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc; bảo đảm cho người được hưởng chính sách, chế độ hoà nhâïp cộng đồng, xã hội. Đáng chú ý là việc ban hành và thực hiện pháp lệnh “ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng” và pháp lệnh “Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đã góp phần to lớn vào việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của đất nước, góp phần ổn định xã hội, tác động sâu sắc làm tăng thêm tình cảm và trách nhiệm của các tầng lớp xã hội trong phong trào toàn dân chăm sóc đời sống các đối tượng chính sách có công với cách mạng.

 

Thông qua phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã phát triển với các chương trình tình nghĩa: Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa; xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, vườn cây tình nghĩa, giếng nước tình nghĩa, áo lụa tặng bà…; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ chăm sóc thương bệnh binh nặng, bố mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, con liệt sĩ mồ côi, cùng nhiều hoạt động tình nghĩa thiết thực nảy nở từ thôn bản, làng xa, đường phố, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị… phong trào đã thật đi sâu vào tâm khảm mỗi một người dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của cộng đồng dân cư, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Đồng thời phong trào đền ơn đáp nghĩa thật sự trở thành “nét đẹp trong đời sống văm hoá Viêït Nam”.

 

Thưa các đồng chí đại biểu!

 

Thưa đồng bào và đồng chí!

 

Đảng bộ và nhân dân Phú Yên tự hào được Đảng, Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước; đó là sự đánh giá của Đảng, Nhà nước, của tổ quốc và nhân dân đối với sự hy sinh to lớn của Đảng bộ và nhân dân Phú Yên.

 

Trên tinh thần đó những năm qua, tỉnh ta đã xét và đề nghị Nhà nước công nhận tặng Bằng Tổ quốc ghi công cho 13.200 liệt sĩ; thực hiện chế độ trên 6 vạn người có công với cách mạng; 5.178 thương binh, 2.257 bệnh binh, 4.117 người và gia đình có công giúp đỡ cách mạng; đề nghị Nhà nước phong tặng và truy tặng 913 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiện còn sống 93 mẹ) và tỉnh đang trình Chủ tịch nước phong tặng và truy tặng 33 mẹ trong thời gian đến; đồng thời triển khai thực hiện pháp lệnh ưu đãi cho 9.770 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc; 5.936 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; 31 cán bộ lão thành cách mạng; 48 cán bộ tiền khởi nghĩa; 442 đối tượng hưởng chế độ B, C, K và cán bộ thanh niên xung phong; 356 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiểm  chất độc hóa học; 12.274 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước năm 1995; 1.002 người hưởng chế độ theo Quyết định 290?QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, 4.944 người hưởng chế độ theo Nghị định 69/NĐCP của Chính phủ; 1.018 trường hợp vợ, chồng liệt sĩ tái giá có nuôi con liệt sĩ được hưởng trợ cấp hàng tháng.

 

Song song với việc xác nhận thương binh – liệt sĩ, công tác quy tập mộ liệt sĩ cũng là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, là một công tác lớn của chính sách hậu phương quân đội, nên các cấp ủy Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, các ban, ngành, đoàn thể và Mặt trận phát động nhiều phong trào “đi tìm động đội”, đã phát hiện và quy tập gần 12 nghìn hài cốt đưa về mai táng tại các nghĩa trang liệt sĩ. Tỉnh đã huy động từ nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng 21 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có 01 nghĩa trang cấp tỉnh, 03 nghĩa trang cấp huyện, 17 nghĩa trang cấp xã và liên xã, 09 ngôi mộ liệt sĩ tập thể. Hằng namư các cấp ủy, cơ quan và nhân dân tổ chức việc trùng tu, sửa chữa, nâng cấp nên hệ thống nghĩa trang liệt sĩ từ tỉnh đến huyện, xã về cơ bản đám bảo các yêu cầu của việc xây dựng nghĩa trang liệt sĩ. Ngoài hệ thống nghĩa trang, các địa phương đã xây dựng 67 nhà bia và đài tưởng niệm ghi tên liệt sĩ, nguồn kinh phí đầu tư chủ yếu là do nhân dân đóng góp và có phần hỗ trợ của Nhà nước. Đặc biệt nhân kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ, tỉnh Phú Yên đã khánh thành Đài tưởng niệm liệt sĩ Núi Nhạn, thành phố Tuy Hòa vào ngày 18/5/2007. Tất cả các công trình nói trên vừa có ý nghĩa chính trị, nhana văn sâu sắc, vừa góp phần giáo dục lòng yêu nước, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

 

Cùng với việc thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh cũng đã từng bước được xã hội hóa với nhiều phong trào sâu rộng, có tác dụng thiết thực như: Phong trào vận động xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa. Cuộc vận động “tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa” đã góp phần xây dựng trên 2000 nhà tình nghĩa, sửa chữa nhà ở cho 1.500 gia đình chính sách và điều đáng mừng là đến nay, tỉnh ta đã xóa xong nhà ở tạm cho hộ nghèo chính sách. Hưởng ứng cuộc vận động “phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng” đã có trên 200 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng 100% Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, mức phụng dưỡng từ 200  đến 500 nghìn đồng/mẹ/tháng. Không chỉ phụng dưỡng vật chất mà còn thường xuyên quan tâm thăm hỏi, động viên các mẹ khi ốm đau, xây dựng nhà cửa… phối hợp với từng địa phương, cơ sở lo việc tang lễ chu đáo khi mẹ qua đời…

 

Công tác chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ, nhận đỡ đầu con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh… cũng được các cấp, các ngành, đoàn thể quan tâm, nhiều tổ chức, doanh nghiệp nhận đỡ đầu, cấp học bỗng cho con thương binh, bệnh binh theo học tại các Trường Đại học, Cao đẳng, các cơ sở dạy nghề…

 

Qua những phong trào chăm sóc của địa phương, cơ quan đơn vị và nhân dân trong tỉnh, nhiều gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liêït sĩ có mức sống từ nghèo đã nâng lên trung bình, từ trung binh nâng lên khá và có một số hộ vươn lên làm giàu, thu nhập hằng năm từ 30 – 50 triệu đồng. Số hộ chính sách nghèo giảm từ 2% năm 199 đến nay còn 0,05% (theo tiêu chí mới). Nhiều đồng chí thương binh đã phát huy bản chất tốt đẹp của mình, tiếp tục phấn đấu trở thành cán bộ chủ chốt của tỉnh, huyện, xã, phường, cơ quan, đơn vị, nhiều thương binh, gia đình liệt sĩ tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, đạt danh hiệu người công dân kiểu mẫu, gia đình cách mạng gương mẫu, gia đình văn hóa. Đến nay toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác nâng cao mức sống cho gia đình chính sách.

 

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo

 

Thưa các bà mẹ Việt Nam anh hùng

 

Thưa đồng bào, đồng chí!

 

Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ tỉnh về công tác thương binh – liệt sĩ và chăm sóc người có công với cách mạng, các cấp ủy Đảng, chính quyền, cần ttạp trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, đẩy mạnh phong trào toàn dân chăm sóc thương bệnh binh – gia đình liệt sĩ, nhận phụng dưỡng suốt đời bà mẹ Việt Nam anh hùng và giúp đỡ những ngươi có công để mức sống không thấp hơn mức sống trung bình so với cộng đồng nơi cu trú. Cần đặc biệt quan tâm đến các đối tượng chính sách ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, nâng cao mức sống, đảm bảo cho họ có cuộc sống ổn định về vật chất, vui vẻ về tinh thần.

 

Đẩy mạnh phong trào chăm sóc người có công với cách mạng, tăng cường công tác xã hội hóa lĩnh vực ưu đãi xã hội trong thời kỳ mới. Phát triển nhiều hình thức hoạt động đền ơn đáp nghĩa với nội dung phong phú, thiết thực, phù hợp với điều kiện mới; triển khai thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, quản lý quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa” ở các cấp. Phấn đấu giữ vững 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công.

 

Đề cao vai trò gương mẫu, tích cực, ý chí tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống của người có công. Khích lệ, biểu dương nhân rộng điển hình làm kinh tế giỏi, những đối tượng là “Người công dân kiểu mẫu”, “Gia đình cách mạng gương mẫu”.

 

Các cấp, các ngành tập trung giải quyết những tồn đọng, hoàn thành công tác xác nhận người có công với cách mạng qua 3 thời kỳ; tiếp tục vận động nhân dân tham gia tìm kiếm, phát hiện các phần mộ liệt sĩ thuộc các thời kỳ kháng chiến, để tiến tới hoàn thành cơ bản việc quy tập mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh; xây dựng, nâng cấp các nghĩa trang, công trình ghi công liệt sĩ trở thành công trình văn hóa – lịch sử, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

 

Ngành Lao động – Thương binh và xã hội có kế hoạch phối hợp với các địa phương tiến hành điều tra, khảo sát, nắm chắc tình hình đời sống thương bệnh binh – gia đình liệt sĩ và người có công giúp đỡ cách mạng còn đang khó khăn, đẻ có biện pháp thích hợp, tạo điều kiện giúp đỡ con em liệt sĩ, con thương bệnh binh được ưu tiên trong học tập đào tạo nghề và sắp xếp việc làm để có cuộc sống ổn định, tham gia tích cực các hoạt động xã hội ở địa phương.

 

Phấn đấu đến hết năm 2008 các gia đình thương bệnh binh – liệt sĩ, gia đình người có công giúp đỡ cách mạng không còn trong diện khó khăn, nghèo. Đồng thời tổ chức thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách đối với người có công với nước; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo thực hiện đúng các chính sách theo qui định của pháp luật. Hằng năm vào dịp 27/7, từ tỉnh đến xã, phường, phải tổ chức kỷ niệm ngày thương binh - liệt sĩ để ôn lại truyền thống cách mạng của nhân dân ta, để tưởng nhớ công lao các thương binh - liệt sĩ đã huy sinh vì sự nghiệp giải phống dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, đồng thời sơ kết đánh giá công tác thực hiện chính sách chế độ, công tác chăm sóc thương bệnh binh – gia đình liệt sĩ, rút ra bài học kinh nghiệm, tim ta những mô hình và nhân tố mới, động viên khen thưởng kịp thời những đơn vị cá nhân có nhiều thành tích, phát huy truyền thống cách mạng “quá khứ vinh quang, hiện tại xứng đáng”

 

Kính thưa đồng bào, cán bộ, chiến sĩ,

 

Thưa các đại biểu!

 

Kỷ niệm lần thứ 60 ngày thương binh - liệt sĩ là dịp để chúng ta nhìn lại những việc làm được và những hạn chế cần khắc phục trong việc thực hiện chính sách Thương binh, gia đình Liệt sĩ, chính sách người có công với cách mạng.

 

Chúng ta vui mừng nhận thấy rằng, trong hơn 30 năm đã qua kể từ khi đất nước thống nhất, nhất là sau 20 năm đổi mới, nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Phú Yên nói riêng đã giành được những thành tựu to lơn và có ý nghĩa lịch sử.

 

Thành quả đó vừa là tiền đề cho sự phát triển vừa là nền tảng để Đảng và Nhà nước ta có điều kiện thực hiện tốt hơn chính sách đổi mới Thương bệnh binh, gia đình Liệt sĩ và người có công với cách mạng… góp phần quan trọng vào phát triển đất nước.

 

Để tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh tôi kêu gọi toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân tỉnh ta, cùng nhau ra sức thi đua, phát động thật tốt phong trào đền ơn đáp nghĩa, có nhiều việc làm, có nhiều biện pháp tích cựu để “ làm cho thương binh – gia đình liệt sĩ được yên ổn về vật chát, vui vẻ về tinh thần và tiếp tục hoạt động có ích cho xã hội”, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ tỉnh, thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “ dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh

 

Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang vinh muôn năm!

 

Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam muôn năm!

 

Đời đời ghi công anh hùng - liệt sĩ!

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

 

Xin trân trọng cảm ơn toàn thể đồng bào và đồng chí đã đến dự buổi lễ mít tinh trọng thể này.

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek