Trong hành trình tìm công lý, các nạn nhân da cam VN đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước. Sau đây là những hoạt động vì các nạn nhân da cam VN những ngày này.
Võ Đình Kim (giữa) trong một hoạt động kêu gọi hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam VN của Collectif Dioxine
Collectif Dioxine
Những ngày này, tại tầng hầm văn phòng Hội Người VN tại Pháp, anh Võ Đình Kim đang tất bật xếp những tấm biểu ngữ đủ loại đầy ắp trên các ngăn tủ chạy dài theo tường. Các bạn trong Collectif Dioxine Vietnam, một tổ chức tập hợp khoảng 15 hiệp hội ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam VN mà anh Kim là điều phối viên, đang tích cực chuẩn bị cho những hoạt động ngày 18/6.
Trả lời phóng viên về các hoạt động dự kiến vào ngày 18/6 tại
- Đoàn đại biểu của Collectif Dioxine
Tổ chức từ thiện vì nạn nhân chất độc da cam VN (Úc): Để vụ kiện kéo dài quá lâu là điều đáng hổ thẹn
Tổng thư ký Kim Sung Wook. - Ảnh: TTO
Bruce Montgomery, cựu nhà báo của nhật báo The Australian, thành lập tổ chức từ thiện vì nạn nhân chất độc da cam VN năm 2001. Đến nay, ông cùng người đồng sự Don Killion - một cựu binh Úc ở VN - đã có nhiều hoạt động giúp người dân vùng A Lưới, Huế trong việc khắc phục hậu quả chất độc da cam.
“Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ vụ kiện của VN chống lại các công ty sản xuất hóa chất của Mỹ. Chúng tôi tin rằng tất cả những người liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Điều đáng hổ thẹn ở đây là tiến trình này đã kéo dài quá lâu, đặc biệt là ngay cả khi những cựu binh Mỹ đã nhận được các khoản bồi thường, nhiều gấp nghìn lần những gì mà những cựu binh VN nhận được từ các sự hỗ trợ khác”.
Hàn Quốc: Cần giải quyết trên tinh thần nhân đạo
Trả lời phỏng vấn ngày 15/6 của phóng viên TTXVN ở trụ sở Quĩ cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại VN (VVAF) ở thủ đô Washington (Mỹ), ông Bobby Muller - chủ tịch VVAF - cho rằng việc chính quyền và Quốc hội Mỹ thông qua dòng ngân sách riêng 3 triệu USD cho VN trong khoản ngân sách bổ sung tài khóa 2007 để giải quyết, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và những ảnh hưởng đối với sức khỏe con người do chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh VN gây ra là một việc làm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Việc làm này cho thấy sau hơn 32 năm kể từ khi chiến tranh VN kết thúc, hậu quả của chất độc da cam/dioxin ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người ở VN lần đầu tiên đã được chính quyền và Quốc hội Mỹ chính thức thừa nhận. Ông Muller cho rằng sự thừa nhận này là bước đầu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho những hỗ trợ tiếp theo của Mỹ đối với các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở VN. Theo TTXVN
Vài ngày trước phiên tranh tụng 18/6, tại văn phòng Hội Cựu chiến binh thương tật da cam Hàn Quốc (Kaova) ở thủ đô Seoul, ông tổng thư ký Kim Sung Wook trao cho chúng tôi bản tuyên bố ủng hộ cuộc đấu tranh pháp đình của nạn nhân chất độc da cam VN đòi các công ty Mỹ bồi thường.
Ông chia sẻ kinh nghiệm: “Chúng tôi đã đấu tranh tám năm ròng với hệ thống tư pháp liên bang Mỹ nhưng cũng chưa được thừa nhận. Đây là một cuộc đấu tranh khó khăn và lâu dài. Tuy nhiên, vị thế của VN khác. Các bạn là người chiến thắng trong cuộc chiến và cũng là nạn nhân trực tiếp. Tôi nghĩ rằng dù hệ thống tư pháp Mỹ có phán quyết như thế nào thì phía Mỹ, kể cả chính quyền, cũng cần có biện pháp thỏa đáng, với hình thức nào đó để giải quyết vấn đề này trên tinh thần nhân đạo. VN và Mỹ cần đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực nhằm hàn gắn quá khứ, hướng tới tương lai”.
Từng có khoảng 320.000 binh sĩ Hàn Quốc tham chiến tại VN và ước tính số nạn nhân chất độc da cam của Hàn Quốc khoảng 150.000 người, nhiều người đang mắc bệnh hiểm nghèo. Năm ngoái, Tòa án tối cao Seoul tuyên cáo các nhà sản xuất chất độc da cam Mỹ phải bồi thường hơn 60 triệu USD cho 6.800 nạn nhân chất độc da cam và người thân của họ tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, đây vẫn là một phán quyết đơn phương.
Theo TTO