Thứ Sáu, 04/10/2024 19:45 CH
Đánh giá về tình hình nhân quyền của Việt Nam năm 2023: Sự thật bị bóp méo
Thứ Năm, 21/12/2023 07:00 SA

Năm 2023 là năm đầu tiên Vit Nam tham gia đảm nhim cương v thành viên Hi đồng Nhân quyn ca LHQ nhim k 2023-2025, là nhim k ln th hai sau nhim k ln th nht giai đon 2014-2016 vi nhng đóng góp ni bt. Thế nhưng có nhng t chc, cá nhân t cho mình quyn làm quan tòa, đưa ra phán xét rt phi lý v tình hình nhân quyn ca Vit Nam.

 

HRW đã cố ý đưa ra đánh giá đi ngược sự thật về tình hình nhân quyền của Việt Nam. Nguồn: FB

 

Nhng đóng góp có trách nhim vi quc tế

 

Những năm qua, chúng ta tập trung triển khai Chỉ thị 25-CT/TW, ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

 

Đây là giai đoạn Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Một trong những nhiệm vụ triển khai Chỉ thị 25 là Việt Nam hoàn thành các nghĩa vụ quốc tế một cách có trách nhiệm, nhất là trong tình hình thế giới tiếp tục có nhiều biến động, cạnh tranh nước lớn phức tạp, vấn đề thúc đẩy và bảo đảm quyền con người tiếp tục thu hút sự quan tâm, ưu tiên của các quốc gia và tổ chức quốc tế, trong khi các nước còn có những quan điểm khác biệt.

 

Trong bối cảnh ấy, năm 2023 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia đảm nhiệm cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025. Trên cương vị thành viên, Việt Nam đã có đóng góp hết sức trách nhiệm với 6 sáng kiến nổi bật tại cả ba khóa họp thường kỳ của Hội đồng Nhân quyền, nhận được sự tham gia ủng hộ, đồng bảo trợ của đông đảo các quốc gia, tổ chức quốc tế.

 

Những sáng kiến, nỗ lực của Việt Nam trong vai trò thành viên của Hội đồng Nhân quyền được báo chí trong và ngoài nước thông tin rộng rãi.

 

 

Tại khóa họp thứ 52 vào tháng 4/2023, Nghị quyết Kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) được Hội đồng Nhân quyền thông qua với sự tham gia đồng bảo trợ nghị quyết của 98 nước, bao gồm 14 nước nòng cốt, 34 nước thành viên. Nghị quyết này là sáng kiến do Việt Nam đề xuất và soạn thảo.

 

Đây là dấu ấn quan trọng của Hội đồng Nhân quyền, tạo cơ sở cho việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm của Hội đồng Nhân quyền xuyên suốt trong năm 2023 ở các cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, với điểm nhấn cuối năm là sự kiện cấp cao kỷ niệm hai văn kiện quan trọng trong các ngày 10-12/12 vừa qua.

 

Khóa họp 53 hồi giữa năm, Việt Nam đã cùng Nhóm nòng cốt soạn thảo và thương lượng Nghị quyết hằng năm về biến đổi khí hậu và quyền con người, tập trung vào chủ đề “Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với sinh kế và ảnh hưởng của những tác động này đối với quyền con người”.

 

Đây là nghị quyết có tính thời sự cao, đã được Hội đồng Nhân quyền thông qua bằng đồng thuận với 80 nước đồng bảo trợ. Cũng tại khóa họp này, phái đoàn Việt Nam còn tổ chức Tọa đàm quốc tế về chống phân biệt đối xử, bạo lực và quấy rối trên cơ sở giới tại nơi làm việc với sự đồng bảo trợ của các phái đoàn Mỹ, Argentina.

 

Khóa họp 54 của Hội đồng Nhân quyền diễn ra giữa tháng 10/2023, phái đoàn Việt Nam tiếp tục triển khai 2 sáng kiến. Cụ thể là Việt Nam đã chủ trì xây dựng và trình bày phát biểu chung về thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng, đồng thời phối hợp với Brazil và Gavi (Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng) chủ trì Tọa đàm quốc tế về thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng.

 

Việt Nam cũng cùng Ấn Độ đồng bảo trợ và tổ chức tọa đàm quốc tế chủ đề 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna: Triển khai quyền phát triển nhằm bảo đảm quyền con người và Chương trình nghị sự 2030.

 

Quan đim nht quán ca Đảng v quyn con người

 

Đối ngoại đa phương Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng đã đạt nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Kế thừa sự nghiệp vĩ đại của Người, Đảng ta trong quá trình lãnh đạo đổi mới đất nước xác định Việt Nam luôn chủ động, tích cực thực hiện công tác đối ngoại với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

 

Đảng, Nhà nước luôn hoan nghênh và bảo đảm các quyền tự do, dân chủ, trong đó có quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí. Những cá nhân, tổ chức nếu thực sự đấu tranh cho dân chủ, vì hòa bình và tiến bộ xã hội, Nhà nước Việt Nam luôn ghi nhận và ủng hộ. 

 

Tuy nhiên, nếu lợi dụng dân chủ để vu cáo, bịa đặt, chống phá đất nước, gây bất ổn tới an ninh thì hành vi đó không thể chấp nhận, cần kiên quyết lên án và phản đối. Bởi lẽ, bất kỳ một hành vi nào lợi dụng quyền tự do của bản thân mình để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân thì đều phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Việt Nam không bao giờ chấp nhận cái lý luận phi lý là “nhân quyền phải cao hơn chủ quyền”. Bởi lẽ, muốn hiện thực hóa được các quyền con người phải có các tiền đề, điều kiện nhất định. Điều kiện tiên quyết là đất nước phải được độc lập, chủ quyền quốc gia phải được tôn trọng theo luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ. Bởi một đất nước không có chủ quyền thì lấy gì để đảm bảo thực thi quyền con người.

 

Nhng báo cáo c tình xuyên tc

 

Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (VNHRN), một tổ chức ngoại vi của Việt Tân ngày 18/11/2023 đã công bố “Báo cáo nhân quyền 2022-2023”, xuyên tạc, quy chụp tình hình nhân quyền của Việt Nam. Tổ chức phản động này mới đưa ra cái gọi là “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2023” để “tôn vinh” một số đối tượng đang chấp hành án phạt tù về các hoạt động chống phá đất nước.

 

Các báo cáo của tổ chức này dù có lắm biến thể cũng không nằm ngoài chiêu bài tập hợp, đánh giá phiến diện, sai sự thật về tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam. Trong báo cáo năm 2023, VNHRN đã cố tình xuyên tạc vụ khủng bố tại Tây Nguyên vào tháng 6/2023 là Chính phủ ngược đãi, kỳ thị người dân tộc thiểu số Tây Nguyên; đưa sai lệch về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ…

 

Tiếp theo đó, một nhân vật có chức vụ là Phó ban Á đông của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vin vào báo cáo sai sự thật này, đã phát biểu: “Sự vi phạm trắng trợn các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền của chính quyền Việt Nam còn trở nên nghiêm trọng hơn vì Việt Nam đang là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ”. Đây là một phát biểu cố tình bóp méo sự thật về những đóng góp của Việt Nam trong năm 2023 tại Hội đồng Nhân quyền đã được thế giới ghi nhận và đánh giá cao.

 

Cũng dễ hiểu, trong lịch sử tồn tại của HRW từ năm 1978 đến nay, tổ chức này thường xuyên bị các nước chỉ trích, tập trung vào 4 khía cạnh: chỉ trích việc ít nghiên cứu thông tin trước khi viết báo cáo khiến nó không chính xác; chỉ trích báo cáo sai sự thật và thiên vị; chỉ trích báo cáo lệch hoàn toàn và lợi dụng để chống lại các nước trái ý thức hệ như những nước cộng sản, những nước Hồi giáo; và chỉ trích về nguồn vốn hoạt động do Mỹ tài trợ cho nên phụ thuộc vào quan điểm của Mỹ. Năm 2008, Venezuela đã trục xuất tất cả thành viên của HRW vì các lý do trên.

 

Sự thật luôn là sự thật, cho dù các thế lực phản động có xuyên tạc như thế nào đi chăng nữa. Những thành quả về chăm sóc an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, xây dựng bình đẳng giới… của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua cùng những đóng góp đầy trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế tại Hội đồng Nhân quyền LHQ là minh chứng rõ ràng cho việc đảm bảo và thúc đẩy giá trị về quyền con người. Những phán xét vô căn cứ, bóp méo sự thật chỉ làm lộ rõ bộ mặt phản động của các cá nhân, tổ chức này mà thôi.

 

Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (VNHRN) là một tổ chức phi chính phủ được thành lập tháng 11/1997 tại California, Mỹ. Giải Nhân quyền Việt Nam do VNHRN tổ chức từ năm 2002 thường trao cho những nhân vật đối lập, bất mãn trong nước.

 

HUYỀN TRÂN

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek