Trong bài “Phải tẩy sạch quan liêu” đăng trên Báo Sự Thật số 140 ra ngày
Nông dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương báo cáo kết quả sản xuất với Chủ tịch Hồ Chí Minh (31/5/1957) |
Bản thân Hồ Chí Minh phải tự xuất dương bôn ba suốt 30 năm ở khắp các châu Á, Âu, Phi, Mỹ để học làm cách mạng, học bao nhiêu nghề để mưu sinh, học viết báo, học ngoại ngữ để về lãnh đạo nhân dân.
Trong 24 năm làm Chủ tịch nước, ở cương vị “người thầy”, Người luôn học hỏi, nghe ngóng dân, đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Tri thức khoa học của loài người là cả một kho vô tận, chưa nói đến sáng tạo, phát minh; chỉ nói đến tiếp thu, kế thừa và tích lũy. Một đời con người lĩnh hội chỉ ít ỏi như hạt cát trong sa mạc. Lênin từng khuyên mọi người: “Học, học nữa và học mãi”. Học ở nhà trường là học văn hóa, còn học ở đường đời cách đối nhân xử thế, học tổ chức kinh doanh; học lý thuyết còn phải học hành động thực tế.
Tục ngữ Việt
Học và dạy, làm học trò và làm thầy đan xen nhau, quá trình sau cao hơn quá trình trước. Một người làm học trò và làm thầy trong một vài lĩnh vực, không ai đa tài, đa năng, làm thầy trong mọi lĩnh vực.
Làm chính trị là phải có đầu óc khoa học, từ việc nghiên cứu nắm bắt tình hình đến việc đề ra chính sách, chủ trương phù hợp, từ công tác tổ chức, dân vận, vận động quần chúng. Lãnh đạo mà quan liêu, không hiểu đời sống phong tục của dân, để rồi mệnh lệnh, áp đặt những điều xa vời, nhất định sớm muộn gì cũng bị tẩy chay. Dù ở bên dân, nhưng không hiểu dân thì cũng không lãnh đạo được dân. Một số ít cán bộ lầm tưởng trình độ chỉ đơn thuần là bằng cấp, học vị, nên đối phó bằng bằng giả, hay học giả nhận bằng thật. Chỉ có học thật, qua tôi luyện thực tế, người cán bộ mới có bản lĩnh đáp ứng công việc. Chẳng hạn, giải tỏa đền bù chỉnh trang đô thị, để người dân có cuộc sống “bằng hoặc hơn trước”, nhưng giải tỏa đến 3-4 năm, người dân vẫn chưa có chỗ tái định cư, hoặc có chỗ tái định cư ở tận trên lầu cao, dân không làm ăn buôn bán gì được. Lãnh đạo đưa ra những kiểu làm như thế, ắt hẳn mất lòng dân.
Học hỏi của cán bộ cấp cao còn là những cuộc “vi hành” thực tế, đi sâu đi sát dân, nắm bắt cho được cuộc sống khó khăn của dân, làm “học trò” dân để nghe dân nói, dân bức xúc, dân hiến kế thì mới mong được lòng dân. Từ đó mà “làm thầy” dân, giải thích lại dân, tham mưu để đề ra chính sách có lợi cho dân. Học dân phải thực sự chịu khó, không “cỡi ngựa xem hoa”, thậm chí còn hình thức, “tiền hô hậu ủng”. Không ai học dở, học dốt mà làm thầy giỏi, thầy hay được. Học trò dốt, còn đòi làm thầy thiên hạ thì ai học, ai nghe. Ngoài kiến thức người thầy còn phải có đạo đức, gương mẫu.
Tự cao tự đại, cho mình là giỏi, là cán bộ cao, áp đặt, “miệng quan có gang có thép”, quan liêu mệnh lệnh” chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”, trước sau gì cũng bị “giấu đầu lòi đuôi”, dân đào thải.
Người lãnh đạo giỏi là người biết học hỏi, làm học trò dân, biến lý thuyết thành hành động trong công tác mình phụ trách, trong tác phong, lối sống với dân. Có động cơ học tập đúng đắn, học để phục vụ nhân dân thì mới có kết quả học tập, mới làm thầy được người khác.
CAO PHI YẾN