Thứ Ba, 15/10/2024 07:21 SA
Để xây dựng hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt hiệu quả
Thứ Tư, 22/09/2010 07:30 SA

Qua lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng hệ thống chính trị ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Hòa rút ra một số kinh nghiệm:

 

thamluan2-100922.jpg

Đồng chí Nguyễn Đình Phúc, Bí thư Huyện ủy Sơn Hòa, trình bày tham luận - Ảnh: M.KÝ

 

Một là, phải tập trung triển khai thực hiện đồng bộ và liên tục các giải pháp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, Chương trình hành động số 14 ngày 2/7/2002 và số 23 ngày 27/6/2003 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên và Chương trình hành động số 10 của Tỉnh ủy, Chỉ thị số 10- CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Đồng thời xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình địa phương, đơn vị để thực hiện các nghị quyết Trung ương và chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy. Cần chú trọng:

 

- Quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Chỉ đạo việc xây dựng, sửa đổi bổ sung và thực hiện quy chế làm việc của cấp ủy cơ sở, quy chế hoạt động của từng tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với xây dựng hương ước, quy ước thôn, buôn phù hợp với tình hình, với tổ chức xã hội truyền thống trong từng dân tộc và quy định pháp luật.

 

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu, sát công tác cán bộ ở vùng đồng bào DTTS, trong đó chú trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng (số lượng cán bộ người dân tộc thiểu số được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng, chiếm khoảng 35% số cán bộ đi học), đồng thời luân chuyển, tăng cường cán bộ ở huyện cho cơ sở (đã luân chuyển về xã 8 cán bộ).

 

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được đẩy mạnh. Trong nhiệm kỳ đã giới thiệu đào tạo chuyên ngành 69 đồng chí (đại học 31 đồng chí, trung cấp 38 đồng chí); đào tạo lý luận chính trị 157 đồng chí (cao cấp 14 đồng chí, trung cấp 49 đồng chí, sơ cấp 94 đồng chí). Bồi dưỡng công tác Đảng 7 lớp, 592 học viên; công tác Mặt trận, các Hội, Đoàn thể 30 lớp, 2.146 lượt học viên, các chương trình bồi dưỡng khác như: kiến thức quốc phòng, các chương trình, dự án... 61 lớp 5.142 học viên. Số lượng cán bộ người dân tộc thiểu số được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng, chiếm khoảng 30-35% số cán bộ đi học. Tuy nhiên công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn tình trạng chấp vá, hẩng hụt, chưa đạt chuẩn theo yêu cầu nhiệm vụ mới. Trong 12 chức danh cán bộ chuyên trách và 7 chức danh công chức cấp xã theo Nghị định 121 của Chính phủ thì chức danh chuyên trách có 6,9% và chức danh công chức có 2,85% còn trình độ tiểu học 49,65% cán bộ chuyên trách và 34,28% công chức cấp xã còn trình độ THCS; 76,92% cán bộ chuyên trách và 55,23% công chức cấp xã chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ; 26,57% cán bộ chuyên trách và 60% công chức cấp xã chưa được đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị).

 

- Cần tập trung xây dựng các chi bộ thôn, buôn vững mạnh, nhất là nơi có tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội tiềm ẩn yếu tố phức tạp gắn với chăm lo xây dựng lực lượng cốt cán, già làng có uy tín trong đồng bào DTTS, người có uy tín trong thôn, buôn. Phân công các đồng chí ủy viên Thường vụ Huyện ủy, trưởng, phó các phòng, ban, ngành cấp huyện, phụ trách địa bàn xã, thôn, buôn.

 

Hai là, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) “Về công tác dân tộc” và Chương trình hành động số 23-CTr/TU, ngày 27/6/2003 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tổ chức tốt việc học tập quán triệt nâng cao nhận thức về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc và công tác dân tộc trong cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể các cấp. Thực hiện tốt phương châm, phương pháp công tác dân tộc là kiên trì, thận trọng, chắc chắn. Thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân các dân tộc ở cơ sở. Tập trung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ người dân tộc đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của các vùng này. Đồng thời cần triển khai đồng bộ, kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với miền núi, vùng đồng bào dân tộc, Chương trình 134, 135 của Chính phủ (giai đoạn 2006-2010 trên 63,9 tỉ đồng, thực hiện kịp thời các nhiệm vụ công tác dân tộc. Nâng cấp, làm mới 37km đường giao thông, 5,5km lưới điện, xây dựng mới 55 phòng học, 4 nhà văn hóa cộng đồng, 3 công trình nước sinh hoạt và 4 giếng nước, 3 trạm y tế xã, nâng cấp 3km kênh mương thủy lợi, nâng cấp, sửa chữa 5 nhà rông văn hóa. Hỗ trợ xây dựng 937 nhà ở, 54,3 tấn lúa giống, 26,4 tấn bắp lai, 41.642 cây trồng các loại, san ủi trên 40 ha đồng ruộng. Cấp 30.624 lượt thẻ bảo hiểm y tế; ngoài ra còn cấp muối iốt, dầu thắp sáng, cấp sách vở cho học sinh và hỗ trợ kinh phí mua máy cày, máy tuốt lúa, máy xay xát.

 

Thực hiện tốt công tác dân tộc là tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời là giải pháp quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị ở vùng đồng bào DTTS vững mạnh toàn diện.

 

Về công tác phát triển đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số:

 

Cả huyện hiện nay có gần 18.000 người là đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có 1.081 đoàn viên, hội viên thanh niên/3001 thanh niên. Từ năm 2006-2009 đã kết nạp 427 đảng viên, trong đó 149 đồng chí là người dân tộc thiểu số, chiếm 34,89%; nâng tổng số đảng viên là người dân tộc thiểu số toàn huyện lên 536 đảng viên, chiếm 30,5% so với tổng số đảng viên toàn huyện.

 

Đạt được kết quả trên nhờ có sự chỉ đạo đồng bộ. Hằng năm Huyện ủy đều có kế hoạch và giao chỉ tiêu kết nạp đảng viên cho từng tổ chức cơ sở đảng. Việc tạo nguồn phát triển đảng viên được các cấp ủy cơ sở đặc biệt quan tâm, phân công từng cấp ủy viên, đảng viên làm công tác tạo nguồn. Ban Thường vụ Huyện ủy đã phân công các đồng chí ủy viên Thường vụ Huyện ủy, trưởng, phó các phòng, ban, ngành cấp huyện phụ trách địa bàn xã, thôn, buôn có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, giúp đỡ các chi bộ trong công tác phát triển đảng viên. Nguồn kết nạp Đảng chú trọng nhất là đoàn viên, thanh niên, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, đội ngũ giáo viên, thầy thuốc.

 

Tuy nhiên, công tác phát triển đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn hạn chế, hầu hết đối tượng là cán bộ trong hệ thống chính trị xã, thị trấn, thành viên Ban Công tác Mặt trận, Ban chấp hành phân chi đoàn, chi hội các đoàn thể ở thôn, buôn, khu phố, đoàn viên thanh niên ưu tú, công tác tạo nguồn kết nạp Đảng trong các đối tượng khác (hội viên nông dân, phụ nữ) còn khó khăn (chưa tự nguyện xin vào Đảng hoặc do không đủ chuẩn về trình độ văn hóa).

 

Một số kiến nghị, đề xuất:

 

Qua thực hiện công tác xây dựng hệ thống chính trị và phát triển đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc, Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Hòa có một số đề xuất:

 

1. Tiếp tục tổ chức quán triệt, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, Chương trình hành động số 14 của Tỉnh ủy; Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) Về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị và Chương trình hành động số 19-CTr/TU, ngày 2/10/2007 của Tỉnh ủy. Rà soát những nội dung, vấn đề còn phải tiếp tục thực hiện.

 

2. Quan tâm đúng mức, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ của hệ thống chính trị ở các xã vùng đồng bào DTTS để đủ điều kiện hoàn thành các nhiệm vụ trong tình hình mới (thực tế tổ chức biên chế cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị cấp xã ít về số lượng, trình độ, năng lực hạn chế).

 

3. Có quy định phù hợp về tiêu chuẩn kết nạp đảng viên là người dân tộc thiểu số. Có chế độ, chính sách để giải quyết “đầu ra” cho cán bộ cơ sở; nhanh chóng triển khai thực hiện đề án Thu hút trí thức trẻ về công tác ở cơ sở, có chế độ, chính sách ưu tiên cho người về công tác tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xem xét nâng lương cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, có chế độ hỗ trợ đối với lực lượng già làng, trưởng bản.

 

4. Có cơ chế để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội. Đưa việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở vào tiêu chí để đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị và đánh giá cán bộ hằng năm.

 

NGUYỄN ĐÌNH PHÚC

Bí thư Huyện ủy Sơn Hòa

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek