Thứ Tư, 02/10/2024 02:14 SA
Để đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Bính Tuất
Thứ Năm, 19/01/2006 20:28 CH

Những hành vi vi phạm an toàn giao thông sẽ bị nghiêm phạt
Để góp phần đảm bảo giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Bính Tuất 2006 được trật tự, thông suốt, thuận lợi, an toàn, phòng ngừa tai nạn giao thông đem lại hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, đề nghị cán bộ, nhân dân hãy chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về TT ATGT đường bộ, đường sắt. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

I- Một số qui định pháp luật về TT ATGT đường bộ

 

1- Một số hành vi bị nghiêm cấm:

 

- Sử dụng lòng đường, hè phố trái phép;

 

- Đua xe, tổ chức đua xe trái phép;

 

- Người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1 lít khí thở hoặc các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng;

 

- Người điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái theo quy định.

 

- Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định.

 

2- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

 

3- Đi trên đoạn đường bộ giao cắt đường sắt:

 

- Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

 

- Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; Khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc chuông báo hiệu đã ngừng mới được đi qua.

 

- Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.

 

II- Nghị định số 152/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ, quy định về xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10-01-2006. Trong Nghị định này có 1 số quy định như sau:

 

1- Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự mô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

 

- Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi đi trên đường quy định phải đội mũ bảo hiểm thì bị phạt tiền từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng và bị tạm giữ xe 3 ngày.

 

- Chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

 

- Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe kéo đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác, chở vật cồng kềnh, thì bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

 

- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng và bị tạm giữ xe 10 ngày.

 

- Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

 

- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, cụ thể:

 

+ Từ 05 km/h đến dưới 10 km/h thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng;

 

+ Từ 10 km/h đến 20 km/h thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng;

 

+ Trên 20 km/h thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng, đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe và bị tạm giữ xe 10 ngày.

 

- Sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định hoặc sử dụng chất kích thích khác mà pháp luật cấm hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông, thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng, đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe và bị tạm giữ xe 10 ngày.

 

- Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng hoặc đuổi nhau trên đường bộ trong, ngoài đô thị, thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 60 ngày và bị tạm giữ xe 30 ngày.

 

2- Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới.

 

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô, thì bị phạt cảnh cáo và bị tạm giữ xe 10 ngày.

 

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng và bị tạm giữ xe 10 ngày.

 

- Người điều khiển xe mô tô không mang theo giấy phép lái xe. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không mang theo giấy đăng ký xe; không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng.

 

- Người điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp; giấy phép lái xe bị tẩy xóa, thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, tạm giữ xe 10 ngày và bị tịch thu giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

 

3- Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ.

 

- Họp chợ, bày bán hàng trên đường bộ, thì bị phạt tiền từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng. Ngoài ra buộc phải thu dọn vật liệu, đồ vật chiếm dụng mặt đường.

 

- Chiếm dụng hè phố, lòng đường để đặt biển hiệu, buôn bán vặt, sửa chữa xe đạp, mô tô, xe gắn máy, làm mái che, các hoạt động dịch vụ khác gây cản trở giao thông hoặc làm mất mỹ quan đường phố, thì bị phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Ngoài ra buộc phải tháo dỡ công trình trái phép, thu dọn vật liệu, đồ vật chiếm dụng mặt đường.

 

- Ném gạch, đất, đá hoặc vật khác gây nguy hiểm cho người hoặc phương tiện đang tham gia giao thông, thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

 

- Chiếm dụng hè phố, lòng đường làm nơi trông giữ xe, rửa xe; làm mặt bằng sản xuất, gia công hàng hóa; đặt sạp hàng để kinh doanh; buôn bán vật liệu xây dựng, thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra buộc phải tháo dỡ công trình trái phép, thu dọn vật liệu, đồ vật chiếm dụng mặt đường.

 

- Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, chăng dây qua đường, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ, thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra buộc phải thu dọn đinh, vật sắc nhọn và làm sạch mặt đường giao thông.

 

Phòng CSGT Công an Phú Yên

 

 

 

 

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

CÁC TIN KHÁC
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek