Trò chơi “Thử thách nhân đôi” trên truyền hình, phải công nhận là sống động, vui nhộn và thật bổ ích. Duy chỉ có nột chi tiết làm tôi không thể không suy nghĩ về tính giáo dục của nó: Người ta cho đổ vung vãi thật nhiều chocolate trong các “đường ống ngọt ngào” để rồi vô tư dẫm lên nó một cách không thương tiếc!
Ngay lần đầu tiên khi phải chứng kiến cái cảnh ấy, tôi bị “dị ứng” thật sự. Có lẽ cái phản xạ “dị ứng” ấy của tôi có nguyên nhân sâu xa từ sự giáo dục của bà ngoại tôi từ ngày xưa. Khi còn sống, bà thường hay răn chúng tôi rằng: Không nên dẫm lên hạt cơm đổ, vì hạt cơm là hạt ngọc; dẫm lên hạt cơm là có tội, sẽ bị trừng phạt khi người ta xuống âm phủ. Sau này khi tôi lớn lên, được đi học, được làm việc thì cái vỏ thần bí mang màu sắc tín ngưỡng ấy đối với tôi không còn nữa. Nhưng cái còn lại không bao giờ mất trong con người của anh em chúng tôi là sự trân trọng thành quả lao động của con người. Tôi cám ơn bà đã trang bị cho tôi cái đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây ấy. Phải chăng đây cũng là một nét văn hoá của tâm hồn người Việt? Phải chăng ngoài bộ môn giáo dục công dân được dạy trong nhà trường, chúng ta cũng cần nhắc lại nhiều hơn nữa những câu ca dao, tục ngữ nơi bờ tre, gốc lúa:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm mấy hạt đắng cay muôn phần.
Để làm hành trang cho mỗi con người Việt
Khi xem “đường ống ngọt ngào” ấy, tôi không hiểu những bà mẹ Việt
Chúng ta chấp nhận tốn kém để xây dựng những chương trình giải trí cho khán giả cả nước, nhưng không nên chơi “kiểu Tây” ấy, vì nó có thể làm tổn thương đến tín ngưỡng và văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Viết tới đây tôi chợt nghĩ về một câu đối được treo trên một cây nêu tết:
Mở cửa đón gió lành, tiếp thu tinh hoa thế giới
Trồng nêu xua quỷ giữ, bảo tồn bản sắc Việt
ĐINH VĂN HÙNG