Buổi chiều, trong một quán nhậu trên bờ biển Tuy Hòa, bạn tôi tiếp một du khách nước ngoài. Đây là người mà đối tác làm ăn ở Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) nhờ anh hướng dẫn đi thăm danh thắng quốc gia Gành Đá Đĩa. Xong việc, chủ khách mới có dịp ngồi lại hàn huyên. Là người biết lõm bõm chút tiếng Anh, tôi được anh rủ theo để hầu chuyện cho vui…
Giới thiệu hàng nội về khu vực nông thôn – Ảnh: M.NGUYỆT |
Kêu món xong, bạn tôi ngỏ ý mời khách Tây dùng bia Heineken cho sang trọng . Ai dè, ông bạn người Úc lắc đầu, trả lời bằng tiếng Việt với giọng Bắc khá chuẩn: “Tôi thấy bia lon 333 của các bạn cũng ngon lắm, giá lại rẻ nữa. Ta uống 333 đi!”… Một lát sau, hai chiếc xe con chạy vào quán, thả xuống 6 người khách. Các món ăn và thùng bia Heineken được mang ra. Trong tiếng “zô”, “zô” ầm ĩ, các lon bia màu xanh nhanh chóng rỗng ruột, rồi hai thùng nữa được gọi tiếp. Chứng kiến sự việc, ông khách Úc tròn mắt, ngạc nhiên: “Công nhận người Việt các bạn uống bia giỏi thật. Theo tôi, bia 333 Sài Gòn rất ngon, sao ít thấy các bạn uống quá? Hình như các bạn chưa thích dùng hàng nước mình sản xuất? Mà hàng Việt
Tôi và anh bạn lúng túng, không biết trả lời thế nào cho thỏa đáng. Chẳng lẽ lại nói rằng, mấy người khách ở bàn bên cạnh do lòng yêu nước chưa “đậm đà” nên mới dùng bia ngoại? Chẳng lẽ lại nói rằng, nhiều hàng hóa nước mình làm ra chất lượng còn kém, vì thế, người dân chưa mặn mà? Chẳng lẽ lại nói rằng, mấy người khách kia uống “Ken” vì đơn giản họ không phải bỏ tiền túi ra mà do cơ quan thanh toán với hóa đơn đỏ hẳn hoi? Cả hai nhìn nhau rồi nhìn ông bạn người Úc mà không biết nên vui hay buồn…
Có một thực tế là thời gian gần đây, nhiều cơ quan Nhà nước có cái “mốt” dùng bia Heineken trong tiếp khách, ăn cơm hội nghị, liên hoan. Ở một địa phương còn nghèo nọ, cán bộ cứ vô quán là gọi “Ken”, nếu không có thì bảo chủ quán “bằng mọi giá phải chạy kiếm cho ra”. Còn bia Sài Gòn đỏ, Sài Gòn trắng hay bia lon 333? Các vị kiên quyết nói “không”, cứ làm như uống bia nội là “chưa xứng tầm”, “không hoành tráng”(!??). Vì thế, mới có chuyện một bà già vô quán xin lượm vỏ bia lon về bán nhôm nhựa, tấm tắc: “Cha, anh em cán bộ mình bây giờ sướng quá, xài bia mười mấy ngàn, hai chục ngàn một lon! Không biết khi nào nông dân như lũ tui mới được nhấp thử cho biết?”
Ngày 31/7/2009, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã ký ban hành Văn bản số 264-TB/TƯ thông báo Kết luận của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Theo đó, vào tháng 8/2009, tổ chức phát động cuộc vận động và định kỳ hàng năm tiến hành sơ kết, từ 3-5 năm tiến hành tổng kết cuộc vận động. Rồi có rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp và người dân cho rằng cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước phải đi đầu trong cuộc vận động này. Ngày 20/4 vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Chỉ thị số 494/CT-TTg yêu cầu các dự án dùng tiền ngân sách hay chi mua sắm thường xuyên từ ngân sách phải ưu tiên cho các nhà thầu Việt Nam và hàng Việt Nam.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 22/4, hiện Nhà nước là người tiêu dùng lớn nhất, đầu tư của Nhà nước chiếm 44% tổng đầu tư xã hội và mua sắm của Nhà nước chiếm 14% GDP. “Người Việt
CAO THANH LIỄN
(phường 7, TP Tuy Hòa)