Tòa soạn Báo Phú Yên nhận được đơn của vợ chồng ông Phạm Sưu và bà Diệp Như Lại, thường trú thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp
Nội dung đơn nêu:
- Ông Khạng làm Chủ tịch và ban địa chính xã cấp lại toàn bộ hồ tôm cho những người làm chung kế cận hồ với ông bị phá làm cửa Đà Nông, còn ông không cấp lại từ lúc phá hồ cho đến nay kéo dài gây gia đình ông nghèo khổ gặp nhiều khó khăn nợ nần chồng chất.
- Hồ Đồng Chùa đất 5% của xã bỏ hoang 5-7 năm nay, năm 2008 ông đến phá hoang để nuôi tôm, năm 2009 bỗng nhiên ông Đinh Thơm ở thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam đến nhà ông tranh cản; ông đề nghị ông Khạng và địa chính xã phải giải quyết cấp lại 7 sào hồ tôm Đồng Chùa để ông nuôi tôm giải quyết đời sống gia đình.
Báo Phú Yên đã làm việc với UBND huyện Đông Hòa về nội dung đơn. Thừa ủy quyền chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, Quyền Chánh thanh tra huyện Lê Thanh Nghiêm trả lời như sau (Công văn số 82TTr ngày
Sau khi xem xét nội dung đơn nhận thấy: Các sự việc nêu trong đơn đã quá thời hiệu giải quyết theo quy định tại Điều 31 của Luật Khiếu nại, tố cáo; khoản 3, Điều 2 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ. Tuy nhiên, để làm rõ và trả lời cho quý báo cũng như cho vợ chồng ông Sưu, bà Lại hiểu thực chất vấn đề; Thanh tra huyện Đông Hòa đã tiến hành thẩm tra, xác minh các nội dung đơn nêu, kết quả như sau:
1. UBND xã Hòa Hiệp
Nội dung này cụ thể như sau:
- Năm 1999 Nhà nước tiến hành giải tỏa một số hồ nuôi tôm ở cửa sông để thực hiện dự án chỉnh trị cửa sông Đà Nông, có 9 hộ gia đình có hồ bị giải tỏa, trong đó có hộ gia đình của ông Phạm Sưu, bà Diệp Như Lại.
Về chủ trương, UBND xã thực hiện theo chỉ đạo của UBND huyện: giải quyết đổi diện tích đất các hộ bị giải tỏa, nhằm không ảnh hưởng đến quyền lợi, bảo đảm việc canh tác sản xuất nuôi trồng thủy sản.
- Tại cuộc họp ngày 7/10/1999 và ngày 2/11/2000 thành phần tham dự gồm có Đảng ủy, UBND xã và 9 hộ bị giải tỏa hồ tôm, các hộ thống nhất nhận cấp đổi diện tích mới để canh tác, có 6 hộ nhận đất vùng Sông Ngọn, thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam; còn 3 hộ (Phạm Sưu, Trần Văn Thôn và Mai Thạch Sùng) yêu cầu được thuê đất 5% của xã ở khu mới quy hoạch tại xứ đồng Thọ Lâm để nuôi tôm (tại thời điểm đó hồ nuôi tôm ở khu đất quy hoạch được xác định là có giá trị cao hơn hồ cửa sông). Các hộ nhận diện tích đã quản lý, sử dụng ổn định từ năm 2000.
- Đối với trường hợp ông Phạm Sưu, đã nhận hồ để nuôi tôm từ năm 2000, đến ngày 31/12/2002 UBND xã Hòa Hiệp Nam và ông Phạm Sưu tiến hành ký hợp đồng thuê quyền sử dụng đất công ích, đất quy hoạch vào mục đích nuôi trồng thủy sản với diện tích 3.160m2, tại xứ đồng Thọ Lâm, thời hạn thuê quyền sử dụng đất là 3 năm (kể từ ngày 31/12/2002 đến hết ngày 30/9/2005).
Ngày 15/1/2007 UBND xã Hòa Hiệp Nam và ông Phạm Sưu tiếp tục ký lại hợp đồng thuê đất công ích để nuôi trồng thủy sản trên diện tích và xứ đồng đã ký trước đây, thời hạn hợp đồng là 3 năm (kể từ ngày 15/1/2007 đến ngày 30/9/2009).
Như vậy, sau khi giải tỏa hồ tôm ở khu vực cửa sông (từ năm 2000) đến nay, UBND xã Hòa Hiệp Nam đã giải quyết hợp đồng cho thuê lại đối với tất cả 9 hộ nói trên (cả hộ ông Sưu). Việc vợ chồng ông Sưu nêu trong đơn là hoàn toàn không đúng với thực tế đã diễn ra từ năm 2000 đến nay.
2. Việc tranh chấp hồ nuôi tôm, yêu cầu ông đề nghị ông Khạng và địa chính xã phải giải quyết cấp lại 7 sào hồ tôm Đồng Chùa để ông nuôi tôm giải quyết đời sống gia đình:
Hồ tôm ông Sưu tranh chấp với ông Đinh Thơm ở Đồng Chùa là do UBND xã Hòa Hiệp
- Ngày 31/12/2002 UBND xã Hòa Hiệp Nam và ông Đinh Từ ký hợp đồng thuê quyền sử dụng đất công ích, đất quy hoạch vào mục đích nuôi trồng thủy sản với diện tích 3.028m2, tại Đồng Chùa – Đa Ngư, thời hạn thuê quyền sử dụng đất là 3 năm (kể từ ngày 31/12/2002 đến hết ngày 30/9/2005).
- Ngày 12/12/2008 UBND xã Hòa Hiệp Nam và ông Đinh Thanh Tú (con ông Đinh Từ vì ông Đinh Từ chết) tiến hành ký tiếp hợp đồng thuê đất công ích để nuôi trồng thủy sản trên diện tích và xứ đồng đã ký trước đây, thời hạn hợp đồng là 3 năm (kể từ ngày 12/12/2008 đến ngày 30/9/2011).
Do tình hình dịch bệnh của vùng nuôi nên có những thời điểm diện tích hồ này không thả nuôi, thấy vậy, vợ chồng ông Phạm Sưu và bà Diệp Như Lại tự ý đến thả nuôi trên diện tích hồ này. Sau khi xảy ra tranh chấp giữa ông Thơm và ông Sưu, UBND xã Hòa Hiệp Nam mời hai bên đương sự đến làm việc, giải thích vợ chồng ông Phạm Sưu và bà Diệp Như Lại đồng ý trả lại hồ tôm cho ông Đinh Thơm (ông Đinh Thơm, Đinh Thanh Tú là cháu nội của ông Đinh Từ hiện nay đang canh tác chung trên diện tích hồ này).
Yêu cầu của vợ chồng ông Phạm Sưu và bà Diệp Như Lại: đề nghị ông Khạng và địa chính xã phải giải quyết cấp lại 7 sào hồ tôm Đồng Chùa để ông nuôi tôm giải quyết đời sống gia đình là vô lý vì hầu hết các vùng đất 5% của xã có thể thả nuôi tôm được đều đã hợp đồng cho thuê có thời hạn với nhân dân, bản thân vợ chồng ông Sưu cũng được thuê diện tích 3.160m2, tại xứ đồng Thọ Lâm. Đòi hỏi của vợ chồng ông Sưu là không chính đáng.
Từ những vấn đề nêu trên, UBND huyện Đông Hòa nhận thấy:
Việc khiếu nại của vợ chồng ông Sưu, bà Lại là hoàn toàn không đúng sự thật và yêu cầu được giải quyết cấp 7 sào đất hồ tôm ở Đồng Chùa là không chính đáng.