Các bậc phụ huynh và vị thành niên, thanh niên tham gia trả lời những tình huống về sức khỏe sinh sản vị thành niên - Ảnh: T.THẢO |
Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009, VTN, TN độ tuổi 10-24 của tỉnh Phú Yên là 252.532 người, chiếm hơn 29% dân số. Kiến thức, thái độ và hành vi của các em về SKSS, sức khỏe tình dục sẽ quyết định quy mô gia đình cũng như chất lượng giống nòi trong tương lai. Tuy nhiên, thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi về vấn đề này của VTN, TN Phú Yên còn hạn chế, nhất là tình yêu, tình dục, mang thai ở tuổi VTN...
Trước thực tế trên, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) Phú Yên phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển Hà Nội xây dựng mô hình câu lạc bộ (CLB) “Cha mẹ về SKSS VTN, TN”. CLB này nhằm tạo sự gắn kết, xây dựng mối quan hệ tích cực giữa cha mẹ và
Phương pháp trực quan sinh động thông qua những vở kịch do các chuyên gia từ Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc làm đạo diễn, đã kéo tất cả các em và gia đình vào cuộc, cùng tham gia. Điều này, tạo được mối quan hệ khăng khít giữa gia đình và các em, các em sẽ tự tin, mạnh dạn đưa ra những ý tưởng. Đến nay, đã có 6 CLB được thành lập trên địa bàn tỉnh với 200 người được cung cấp các kiến thức, kỹ năng liên quan đến giới, SKSS và tình dục.
Chị Nguyễn Thị Hoa (xã An Ninh Tây, huyện Tuy An) cho biết: “CLB Cha mẹ về SKSS
Theo ông Lâm Việt Quang, cán bộ chuyên trách Dân số - Gia đình và Trẻ em xã An Ninh Tây (huyện Tuy An), lâu nay công tác dân số phần lớn tuyên truyền cho các bậc phụ huynh, ít quan tâm đến lứa tuổi VTN, TN. Bởi các em còn thấy ngại, hoặc cho đó là việc mình không được tham gia, nên rất nhiều trường hợp phải nghỉ học sớm vì mang thai ngoài ý muốn, không có kiến thức về tự chăm sóc SKSS. Do đó, khi thành lập CLB này các em rất vui vẻ tham gia. Gia đình các em cũng tạo điều kiện cho các em tham gia vì thấy được lợi ích lâu dài, mức độ hưởng ứng, tham gia CLB tương đối cao và tính giáo dục rất thiết thực”.
Bà Đỗ Thị Như Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ Phú Yên, cho biết: “Những CLB đã làm thay đổi đáng kể ý thức, hành vi của VTN, TN. Nhưng để mô hình này ngày càng phát huy tính hiệu quả cần có sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội”. Những chương trình, mô hình tương tự cần được mở rộng để hỗ trợ được nhiều hơn cho các bà mẹ, các em nhằm tăng cường sự gắn kết trong từng gia đình, giảm các nguy cơ mắc các bệnh, có thai ngoài ý muốn, quan hệ tình dục trước hôn nhân. “Trong thời gian đến, Chi cục DS- KHHGĐ sẽ tổ chức những khóa tập huấn cho ban cố vấn và ban chủ nhiệm CLB để hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo lại khi mô hình được nhân rộng; xây dựng nhiều bộ tài liệu và phương pháp diễn kịch tương tác phù hợp, hình thành tủ sách cho từng CLB và thành lập các góc thân thiện cho VTN, TN” - bà Mai cho biết thêm.
THÙY THẢO