Mang thai và sinh nở là một quá trình đầy gian nan đối với phụ nữ. Có những người mang thai thuận, nhưng cũng có không ít người gặp các rủi ro như: mang thai ngoài dạ con, sẩy thai, thai chết lưu…, ảnh hưởng đến sinh mạng của bà mẹ và em bé. Vì vậy, ngay từ lúc mới mang thai, phụ nữ rất cần đến sự quan tâm, chia sẻ của người chồng để đến khi sinh nở “mẹ tròn, con vuông”.
KHI TRUYỀN THÔNG ÐƯỢC ÐẨY MẠNH
Trong những năm gần đây, công tác truyền thông được đẩy mạnh đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, cung cấp thông tin về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, thực hiện kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, về các gói dịch vụ làm mẹ an toàn. Hội Nông dân cũng đã thành lập các câu lạc bộ
Mí Má ở xã Ea Bia (huyện Sông Hinh) cho biết, trước đây mỗi lần mang thai chị vẫn phải lên rẫy đến tối mịt mới về. Còn bây giờ thì “chồng làm hết, mình làm ít thôi!”. Những hôm có cán bộ tỉnh lên tư vấn về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ là chị nghỉ làm việc để đi nghe. Ma Kiên, chồng Mí Má, nói: “Từ khi vợ mang thai, cái bụng mình vui lắm. Mình làm việc nhiều hơn để có thêm thu nhập và vợ có thời gian nghỉ ngơi. Mình cũng tranh thủ tham gia câu lạc bộ
Anh Ksor Y Tốt, cán bộ chuyên trách dân số - gia đình - trẻ em xã Ea Bia cho hay: “Chị em người dân tộc thiểu số bây giờ được chồng lo lắng, chia sẻ, quan tâm chăm sóc nên cảm thấy hạnh phúc và yên tâm chuẩn bị cho kỳ sinh nở. Họ cũng chỉ để vợ sinh từ một đến hai con, sau đó là áp dụng ngay một biện pháp tránh thai”.
Chị Hoàng Thùy Oanh ở xã Hòa Thành (huyện Đông Hòa) đang mang thai đứa con thứ nhất được 2 tháng. Từ kinh nghiệm của bạn bè và được truyền thông nên anh Tâm, chồng chị chú trọng hơn đến việc chăm sóc khi vợ mang thai. Anh thường xuyên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho vợ, đưa vợ đi khám thai đều đặn theo sự hướng dẫn của bác sĩ và chuẩn bị mọi thứ trước khi vợ sinh. Theo anh Tâm, lo lắng, chăm sóc vợ chính là trách nhiệm của một người chồng. “Mình cố gắng làm việc để vợ được nghỉ ngơi nhiều hơn, chăm cho vợ ăn uống đủ chất để đứa con sinh ra được khỏe mạnh” - anh Tâm cho biết.
ÐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ
Thực tế cho thấy, trong gia đình, người chồng có vai trò quan trọng trong việc quyết định thời điểm sinh con, phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chất lượng khi con ra đời... Do đó, nếu người chồng có sự chia sẻ, quan tâm đến vợ trong việc CSSKSS nói chung và trong quá trình mang thai nói riêng thì sẽ đảm bảo được sự phát triển thuận lợi của thai nhi, hạn chế được những tai biến thai sản, trẻ em sinh ra khỏe mạnh, không bị suy dinh dưỡng...
Bà Nguyễn Thị Minh Trang, Giám đốc Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Sông Hinh cho rằng, việc mọi người, nhất là nam giới thay đổi quan niệm, hành vi trong CSSKSS phụ nữ khi mang thai là hết sức cần thiết. Vì vậy, cán bộ làm công tác dân số cần đẩy mạnh tư vấn, tuyên truyền về trách nhiệm của nam giới trong việc thực hiện KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình… để mang lại niềm hạnh phúc cho mỗi gia đình, đảm bảo cho phụ nữ vượt cạn “mẹ tròn, con vuông”. Trong các buổi nói chuyện về giúp người vợ làm mẹ an toàn hay các buổi sinh hoạt nhóm đều phải chú ý đến nam giới.
Theo bà Đỗ Thị Như Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ Phú Yên, phụ nữ mang thai cần phải có sự quan tâm của chồng. “Ngày nay, quan niệm này thực sự thay đổi, do đó, những đứa trẻ sinh ra ngày càng khỏe mạnh, phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, trong thời gian đến, các bậc cha mẹ nên quan tâm hơn nữa đến việc sàng lọc trước sinh và sàng lọc sau sinh để phát hiện bệnh, can thiệp kịp thời thì chất lượng dân số mới tăng lên” - bà Mai nói.
PHONG NHÃ