Tình hình bão, lũ đang diễn biến phức tạp. Bão số 3 đã hình thành ở biển Đông với lời cảnh báo sức gió lên tới cấp 11. Trong 6 tháng cuối năm, Việt
Tại Hội nghị sơ kết công tác phòng chống lụt bão 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2006 diễn ra sáng 2-8 tại Hà Nội, ông Lê Huy Ngọ, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cho biết: Năm 2006, bão xuất hiện sớm hơn nhiều so với trung bình nhiều năm, ngay từ ngày 25-1 đã xảy ra áp thấp nhiệt đới đầu tiên. Đến đầu tháng 7 đã có 2 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới hoạt động ở biển Đông, tuy chưa có cơn nào đổ bộ trực tiếp vào nước ta song đã gây thiệt hại lớn về người, nhà cửa, cơ sở hạ tầng đối với ngư dân các tỉnh miền Trung và các tỉnh miền núi phía Bắc. Cơn bão số 1 (Chanchu) đã làm 13 tàu thuyền bị chìm, 5 tàu thuyền mất tích... Cơn bão số 2 cũng gây mưa lớn và lũ quét ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu... làm 13 người chết và mất tích.
Lốc xoáy, mưa đá, sét xảy ra ở nhiều nơi đã gây thiệt hại về người và tài sản. Trong đó, nhiều địa phương đã xảy ra 3 đến 4 đợt lốc. Tính đến giữa tháng 7, lốc, mưa đá, sét đã làm 25 người chết, 45 người bị thương, nhiều nhà bị sập, tốc mái, nhiều diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại.
Trong 6 tháng cuối năm, Việt
Căn cứ vào đề xuất của các bộ, ngành, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: Bộ Tài chính cần tăng cường đầu tư nguồn ngân sách cho thông tin, phương tiện cứu hộ cứu nạn, đê, kè... để phòng chống lụt bão tốt hơn, nhưng cũng lưu ý: cần tránh tình trạng đầu tư chồng chéo. Phó Thủ tướng khẳng định: phòng chống lụt bão là công việc hệ trọng, nhằm đảm bảo an ninh cho toàn xã hội phục vụ sát với lợi ích của người dân. Cần lấy bài học kinh nghiệm trong việc ứng phó với những cơn bão trước, kết hợp với đề xuất của các bộ, ngành để từ đó biến thành chỉ thị phòng chống thiên tai, bão lụt. Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương phải quán triệt cho các tỉnh, thành phố, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và của cho người dân. Cần tổ chức di dân tại các vùng bị sạt lở, vùng ven biển và hỗ trợ giúp người dân các vùng đó ổn định cuộc sống. Về kế hoạch lâu dài trong việc phòng chống lụt bão, Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành phải khẩn trương hoàn thiện các chiến lược phòng chống thiên tai, không chỉ riêng trong vấn đề lụt bão mà cả các vấn đề như: hỏa hoạn, sóng thần...
Ông Lê Huy Ngọ cho biết: Công tác phòng chống lụt bão trong những tháng cuối năm nay khá nặng nề, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành có liên quan một cách đồng bộ và toàn diện. Ông Ngọ cho rằng: cần nâng cao chất lượng dự báo thời tiết và các chế độ cảnh báo, thông báo... Theo sơ kết 6 tháng đầu năm 2006: ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đã phối hợp với nhiều Bộ, ngành và địa phương tổ chức ứng phó khắc phục hậu quả lụt bão khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn 1 số yếu kém cần được khắc phục sớm, nhất là tình trạng để dân tự ý đào, khoét vách núi để xây dựng nhà ở dọc các tuyến đường giao thông trên miền núi; công tác kiểm tra rà soát bố trí chỗ ở cho đồng bào bị ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở đất ...Đặc biệt, vãn còn nhiều chủ trương, giải pháp và chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương vẫn chưa biến thành hành động cụ thể tại các cấp cơ sở.
(TTXVN)